Giải trí cuối tuần. GIẤC MƠ BẤT TỬ – CHUYỆN ĐÙA!

[sau tút này, tôi vào viện làm đẹp, facebook tạm nghỉ 3-4 ngày]

Trăm năm nữa, người đời nhắc tên, nhà phê bình trích đoạn thơ, tên tác phẩm nào đó của tôi người nhà nghiên cứu đưa vào mục sách tham khảo… Chà chà, mỗi bận tưởng tượng đến mấy nỗi đó, tôi không khỏi bật cười.

Tô Thùy Yên:

Như ta đứng nhìn kiêu hãnh xót xa

Chính bản thân ta trong viện bảo tàng

Nguyễn Quốc Chánh:

Continue reading

Thơ của bạn thơ-50. BIỆN SĨ THƠ

[hay. Tôi đã đấu như thế nào?]

Bỏ qua mấy thị phi là chuyện ngoài lề, có nói cũng là nói cho vui. Còn thì, từ khi hành cước qua cánh đồng chữ nghĩa Việt Nam, với tư cách biện sĩ – tôi nhấn về sai lầm chuyên môn, các sai lầm lặp đi lặp lại làm vẩn đục khí quyển văn chương. Là chuyện không thể không nói.

22 năm hành cước thơ, tôi dự nhiều cuộc “đấu” mà tôi gọi là “đính chính”, “minh định”, “giải minh”. Tạm nêu 5 trong các điển hình:

[1] Ngay ở phương Tây, nơi Hậu hiện đại sinh ra, họ không còn bàn đến nữa, hoặc chỉ nói đến như thứ đã bị nhét vào sọt rác của lịch sử.

Continue reading

Thơ của bạn thơ-49. HÀNH CƯỚC THƠ

Tôi đọc mọi loài thơ, từ thơ câu lạc bộ “vui là chính” đến thơ cách tân cao đạo, cả các dòng ngoại vi: Thơ miền Nam trước 1975, thơ in ngoài luồng, thơ Việt hải ngoại, thơ các tác giả DTTS hay dân tỉnh lẻ, thơ đăng mạng…

[1] Lên đường làm cuộc hành cước – từ câu lạc bộ đến hội chuyên nghiệp, từ lớp chuyên văn Trung học đến Đại học, từ nhóm bạn nhỏ đến tổ chức lớn, từ trong đến ngoài nước. Trăm cuộc cả thảy, 10 chủ đề chính:

Continue reading

Thơ của bạn thơ-48. ĐẠO SĨ THƠ-1

Tôi gọi Minh Tuệ là “đạo sĩ” [không phải Đạo sĩ], kẻ đi trên còn đường tìm ĐẠO. Thấy rồi mới tìm, khi TÌM THẤY, thì hành ĐẠO. Ông có đạt không thì chưa biết, còn lúc này ông là “đạo sĩ” theo nghĩa đẹp nhất của từ. Thế nên, giữa bao ngôn-hành tà pháp, ông mới bật lên như một biểu tượng thuần khiết.

Như Tất Đạt Đa, giữa chốn phồn hoa – biết không phải cái này không phải cái kia, mà KHÁC, ông thấy mới đi tìm. Ngài tìm thấy, và thành Phật, từ đó Ngài tự do tự tại hành ĐẠO.

Continue reading

Tôi dạy con-16. TƯ DUY PHÁT TRIỂN

[từ Hạt đậu Do Thái đến Thổ cẩm Cham qua Thơ ca]

Có một cân đậu xanh, người Việt đem ra chợ bán, không ai mua thế là chị xách về nấu chè đậu xanh cho cả nhà. Dân Do Thái ngược lại, họ mang nó làm giá, bán không được thì đem trồng tỉa, để hai tháng sau thu về 15kg.

Tư duy cố định và Tư duy phát triển khác nhau ở đó.

Con thử nhìn qua Cham, hàng thổ cẩm chẳng hạn.

Continue reading

Tôi dạy con-15. HỌC SINH GIỎI VÀO ĐỜI THẤT BẠI, VÌ SAO?

Không chỉ mỗi con, mà nhiều người hỏi cei câu hỏi lạ đời đó.

Trả lời rốt ráo câu hỏi này, không thể không nêu vài gương điển hình.

Bạn-1. Toán lý hóa giỏi vượt bậc, thứ hạng trong lớp thuộc tốp đầu, lạ – cả đời chưa bao giờ cầm lên một cuốn sách. Dẫu tánh tốt, lối tư duy đóng khiến bạn tự khung mình. Sau đó bạn làm kế toán HTX Nông nghiệp, khi HTX giải thể, bạn nhận phần ruộng làm như mọi người.

Continue reading

CÒN SÁCH CHIỀU… XỔ

[Sách bán qua bưu điện]

[1] Phần SÁCH ĐỌC

Tủ sách non vạn bản, phần để lại dùng tại Sài Gòn, phần tôi cho ngụ Tủ sách Cộng đồng ở Nhà Trưng bày Văn hóa Cham INRA tại Chakleng. Từ năm 2014, phần lớn di trú qua Thang Tông Jaka.

Hôm qua tôi làm cuộc tổng kiểm tra, kêu mọi người tới chọn và CHO ĐI. Để mình được rỗng rang, theo tinh thần của Jakha: Khi không đọc nữa, sách nên chuyển cho người nào cần đến nó. OK!

Continue reading

Tôi dạy con-14. SAO CỨ PHẢI GIỮ ĐẠO CHAM?

[& Thế nào là tôn giáo Cham?]

Hôm trước, con hỏi: Đâu là chất trụ để Cham được là Cham?

Tôi nói đó là 3 chân kiềng: Lịch sử [thành văn], Ngôn ngữ [nhất là chữ viết] và Tôn giáo [dân tộc]. Một bạn nhăn mày, Cham có tôn giáo à? Tôi nói, có và thêm: Chớ lấy phổ quát mà đo đặc thù, nhất là phạm trù liên quan đến văn hóa, với lịch sử đặc kì Cham thì càng. 

[1] Tại sao phải giữ Đạo Cham?

Continue reading

Tôi dạy con-13. TRUYỀN THỐNG ĐỂ SÁNG TẠO

“Tại sao phải giữ truyền thống…” Út Trà Kha hỏi thế. Ý con muốn thêm mệnh đề: “… mà không thể sáng tạo?”. Hôm nay, cei giải thích kĩ hơn nhé.

22 năm trước, trong bài thơ “Phác thảo ở biển Vũng Tàu”, tôi cảnh báo:

Thánh địa Mỹ Sơn đã là di sản thế giới

Tháp Dương Long vừa thành di sản của quốc gia

không khéo Cham hôm nay sắp là di sản của nhân loại

Continue reading