Nghĩ-25. NHÀ VĂN VIỆT NAM & 5 NỖI SỢ

[tạp chí Nhật Lệ, 12-2015, Vanviet.info, 11-1-2016]

Thứ nhất, là sợ sự thật. Thứ hai, sợ cái mới. Sợ thứ ba và là sợ tệ hại nhất, đó là sợ lí thuyết, nghĩa là sợ suy tư có hệ thống. Từ đó dẫn đến nỗi sợ thứ tư: sợ đứng trước công chúng. Cuối cùng tất thẩy đều xuất phát từ nỗi sợ lớn nhất, như là nguyên do của mọi nguyên do: sợ cô đơn.

(Không phải tất cả nhà văn, mà là đại đa số – dĩ nhiên).

+

Thứ nhất, là sợ sự thật.

Continue reading

Nghĩa-24. TỪ SƯ TỬ HỐNG ĐẾN LUẬN SƯ

Thời sư tử hống đã qua, hiện tại Sara cần như một luận sư luận giải các vấn đề về Cham, về văn chương tư tưởng. Phong thái như Krishnamurti, ngôn từ như Nietzsche: “Chính lời lẽ im lặng nhất mới mang tới bão tố, những tư tưởng rón rén trên bước chân bồ câu mới dẫn đạo thế giới”

Một bạn thơ đã “dạy” tôi thế! – Nhiên! 

[1] Có lẽ các tít tiểu luận, phê bình của tôi tháng ngày qua đã gây cảm giác “sư tử hống”.

Continue reading

Nghĩ-41. “SINH MỆNH TRÍ THỨC LÀ TÌM LẤY ÁCH GIỮA ĐÀNG MÀ MANG”

Là phát ngôn “nổi tiếng” của tôi ở năm 2012, khi dấn sâu vào giải quyết Ghur Raneh, bạn thơ Trà Vigia kêu: Mình có phải Bà-ni đâu, khi không ách giữa đàng mang vào cổ. Tôi trả lời yut: Sinh mệnh của trí thức là tìm lấy ách giữa đàng mà mang. Từ chối mang ách, là bạn thôi trí thức, chỉ còn là nguyên hay cựu trí thức (Inrasara.com, 2012).

Nay nhân vụ người nữ Cham Pabblap bán thuốc Nam “yểm bùa” trên kênh Nhân Gà Vlogs đang tạo dư luận, kể lại…

Continue reading

Nghĩ-30. NGƯỜI NỮ CHAM & TÔI

“Nhà văn là kẻ chọn đứng về phía bộ phận sinh linh chịu đựng lịch sử, chứ không phải người làm lịch sử. Hắn cần hiểu sinh phận người sống cạnh hắn, xung quanh hắn, và cả các xó kẹt thế giới, cảm thông, chia sẻ và nói lên tiếng nói nhỏ yếu của họ”.

(“Đối thoại Orchid Island Taiwan”, Inrasara.com, 2019).

Chiều hôm qua, hai nữ Cham thuộc thế hệ mới qua tôi. Sau chuyện bao đồng, một nàng đùa, hôm nào cei làm Đối thoại Inrasara về “chuyện tình Inrasara” đi, mai là ngày tình nhân rồi…

Continue reading

Minh triết Cham-49. HÃY PR CHAM RA THẾ GIỚI

Năm ngoái ghé ông anh có vợ Việt. Trước mặt tôi, chị vợ kêu:

– Ông nói Bà-ni ông hay, tốt, tôi chịu không cãi. Hôm nay trước mặt nhà văn Cham ông từng ca ngợi, ông nói luôn ba mặt một lời xem Bà-ni hay, tốt ở đâu? Hà cớ không dân tộc nào trên thế giới theo đạo Bà-ni của ông?

Ông anh gạt đi. Tôi cũng im lặng, hứa với lòng hôm nào sẽ ghé chị có bài giảng ra trò.

– Theo Sara, Cham có điều gì lớn lao để nói với thế giới?, một bạn trẻ hỏi thế.

Continue reading

Minh triết Cham-40. CHA TÔI, NÔNG DÂN THUẦN THÀNH VÀ…

Tôi mê cha. Tôi không biết mấy đứa con tôi có “mê” cha nó không. Thường con trai không ưa cha mình, con lớn Tolstoi còn chuyên viết văn để chống ông bố vĩ đại của mình nữa là. Tôi thì ngược lại.

Tôi theo gien, thích và học ở mẹ hai thứ: Ngôn ngữ và tính xã hội, còn cha: tất. Cha cũng là dân có chữ nghĩa, nhưng do ít nói nên làng không ai biết cha sở hữu món ấy.

Mọi thứ ở cha đều tuyệt, từ phong thái, lời nói, hành vi đến việc làm. Từ cách ngồi ăn cho đến vận quần áo. Cha chết cũng đẹp luôn, sau một tuần “nhớ quê nằm bỏ cơm”, cha “về”: nhẹ nhõm, sạch sẽ. Cha là ông thánh của đời thường.

Continue reading

Minh triết Cham-35. BẢO TỒN BẢN SẮC, LÀM GÌ?

Thế nào là bản sắc? Bản sắc có phải quay nhìn lui về quá khứ hay đi giật lùi về nguồn? Còn phải đi tới đâu mới gặp nguồn như là nguồn? Hỏi ngôi tháp Chàm kia có bao nhiêu phần trăm là Ấn Độ, bao nhiêu là Cham? Nó được người Ấn mang tới hay do một tay nghệ sĩ Cham nào đó nổi hứng khênh về, không là vấn đề. Nhưng muốn được là tháp Chàm, người nghệ sĩ đã phá nhiều, rất nhiều.

Tiếp thu sáng tạo – như hôm nay chúng ta dễ dãi nói thế. Trong hành động phá này, vô thức [bản sắc cũ] và ý thức [tài năng nghệ sĩ] cùng có mặt. Tài năng cá nhân càng lớn thì phần phá càng vượt trội. Một khi có đột biến trong sáng tạo, chúng ta gọi đó là thiên tài.

Continue reading

Minh triết Cham-25. THÈM NÔ LỆ

Sáng nay tôi tình cờ nghe video clip “Hành trình đi tìm di sản dân tộc”, tác giả Thái Hảo cho rằng người Việt không có tư tưởng, nên mãi sống bằng đầu óc của người khác. Hết Khổng Nho đến Dân chủ Tây phương sang Mác-Lê Cộng Sản, mà chưa một lần chịu suy tư để tìm một triết thuyết cho mình.

Tôi nhiều lần viết, Việt Nam thiếu triết học, nhà trường ta còn chưa chuẩn bị để lấp đầy sự thiếu khuyết thâm căn đó. Triết học ta đang dạy ở Đại học, là thứ triết học Theo-ism: Nghĩ theo, viết theo, nói theo, vân vân theo.

Cham may mắn hơn, có chữ viết sớm, có nền văn học thành văn, và nhất là có một nền triết học và một Tôn giáo ‘Ahiêr Awal’ tuyệt kì được liên tục sáng tạo qua nhiều thế hệ.

Continue reading

Chuyện thơ-6. CHÚNG TA SỢ THÀNH… THIÊN TÀI

[hay. Từ chuyện làm ăn đến làm thơ, từ Cham đến Việt]

“Không có liều lĩnh nào tai hại cả”, ai nói thế?

Câu chuyện kinh doanh

[1] Bà xã tôi dân liều lĩnh thì miễn nói, Fulro mà! Dẫu sao, trước chuyện lớn nàng vẫn cứ run…

Cơ sở Thổ cẩm Inrahani làm ăn với Mai tại Sài Gòn đang ngon trớn thì bị nạn. Năm 1993, Cửa hàng đặt hàng lớn, và Cơ sở đổ vốn lớn. Rồi, vi là hàng dệt tay mỏng dày to nhỏ không đều, một nửa hàng thô bị loại. Sập tiệm là cái chắc.

Bà xã năn nỉ thế nào vẫn không chịu. Tôi nói, CUT, Hani hoảng lên. Thế rồi, tận dụng hàng thải chế tác balô, gilê, ví, túi xách, thuê góc nhỏ Thương xá TAX, bán lẻ – Cty Inrahani phất, qua quyết định liều lĩnh đó.

Continue reading

Chuyện thơ-5. TÌNH CHỈ ĐẸP KHI CÒN DANG DỞ

Nhà thơ Hồ Dzếnh thì vậy, chớ tôi chả có nổi mảnh tình dang dở nào gọi là đẹp. Riêng vụ dang dở về chữ nghĩa, thì khác: cực đẹp. Bởi nó làm tôi mãi nhớ nhung, tơ tưởng nhưng không thể, không muốn chắp nối. Chắp nối, nó mất đi cái đẹp của thuở ban đầu lưu luyến ấy.

Mùa Đông 1990, buôn bán thất bại te tua từ miền Nam, tôi quy hồi cố hương làm lại từ con số âm, để nuôi sống gia đình bảy miệng ăn thời buổi giá-lương-tiền. Làm hàng xáo, trồng rau muống, chích heo, câu cá… tranh thủ giờ phút rỗi, viết. Trên tập kẻ ngang vàng ố dưới ánh điện leo lét cuối palei.

Continue reading