Bí mật của thất bại-03. VÌ GHÉT HỌC

Có Cham vì ghét tôi mà không đọc tôi, cho dù ở đó vô số bài học được rút ra từ thực tiễn đời sống cộng đồng. Còn đỡ, chỉ vì ghét tôi mà vài ông tiêm nhiễm vào đầu con cháu khiến chúng tránh xa chữ nghĩa của tôi – là điều chí nguy. Làm thế không gì khác ngoài một sẵn sàng cho thất bại.

Tại sao? Bài học tương cận bạn có thể tìm thấy khắp: “7 bước đến thành công”, “5 bí quyết làm giàu”, hay “3 đức tính của một quý ông bản lĩnh”… vậy thôi mà hút được cả vạn views. Xem, để rồi không làm gì cả!

Continue reading

Bí mật của thất bại-02. BỞI THÔNG MINH

[Học nhất lớp dễ bị đời đánh bại]

Ở serie “Cham có thông minh không?”, tôi phân tích 3 loại thông minh: Thông minh để tồn tại, Thông minh và bản sắc & Thông minh cho sáng tạo. Nhìn tổng thể sinh mệnh của một dân tộc là vậy, hôm nay ta thử xét phạm vi nhỏ hơn: cá thể.

Tôi biết vài bạn giỏi nhất lớp, thể hiện thông minh hơn người, nhưng vừa bước vào cánh cửa cuộc đời đã bị đánh bại ngay. Rồi không bao giờ ngóc dậy nổi nữa. Tại sao?

Thuở học trò hay sinh viên, ta nổi trội, thế là ta mang tâm lí ngạo mạn, mà không nghĩ khác đi, để học thêm lên. Thất bại te tua, vẫn không chịu rời bỏ nó nửa bước. Vào đời, mãi nhớ về thuở huy hoàng ấy, ta nhìn người bằng con mắt khinh khỉnh, tội ơi là tội. Lại còn phủi thành tích bạn học từng kém mình thuở xưa ấy nữa:

Continue reading

Thương ca vô tận-24. THƯƠNG TƯ DUY AO LÀNG

[Thương [vài] nhà văn Việt Nam và kẻ… Chàm]

Tục ngữ Cham:

Mưtai di krong, mưtai di tathik

thei mưtai di danao kabao mư-ik takai palei

Chết nơi biển cả sông sâu

Ai đâu lại chết vũng trâu ven làng

Ở HTX Thơ Việt, ta cứ với ta mà kèn cựa.

Nhà này suốt ngay đòi lên võ đài đọ thơ, không phải với thi hào thi bá thế giới, mà với người nhà ở ao làng. Nhà kia la: thằng đó trả nhiêu tiền mà mầy khen thơ hắn. Rồi hết thơ tân con cóc đến thơ vô lối mà nhạo nhiếc nhau.

Continue reading

Thương ca vô tận-22. NHÀ VĂN ĐI TÌM TIẾNG TĂM

[thư cho Chế Đôn-04, tặng một bạn thơ thương mến]

Định mệnh nhà thơ một tập, hay văn chương nhai lại mình là hệ quả từ nỗi đó.

Chế Đôn gọi tôi “già rơ”. “Già rơ” không phải tự nhiên có, mà cần trui luyện, miệt mài – từ sớm.

Hôm qua một bạn thơ kể: “Trước những lời khen có cánh, một đàn chị lo thơ em sẽ chững lại rồi đi xuống”, và hỏi “nhà thơ có bao giờ trải nghiệm điều gì như thế chưa?”

Tôi nói, quá nhiều nữa là khác, nhưng chúng không hề ảnh hưởng tới tâm thái viết của tôi, cả lời khen lẫn tiếng chê! Này nhé…

Continue reading

NGUYÊN LÍ 5 NĂM: HIỆU QUẢ DÁM KHÁC MÌNH

Tiềm năng con người là vô hạn, cứ kiên trì đánh thức, nó bật ra – chắc chắn.

Cung Tiến nhạc sĩ tài hoa thì rõ rồi, điều ít ai biết là ông du học ở Úc là ngành Kinh tế, sau đó nhận học bổng Cao học của Hội đồng Anh để nghiên cứu kinh tế học phát triển tại Cambridge. Càng ít biết về ông hơn nữa – với bút hiệu Thạch Chương, Cung Tiến từng hoạt động khá ấn tượng về văn học: sáng tác, phê bình và dịch thuật, trong đó có 2 dịch phẩm nổi tiếng: Hồi ký viết dưới hầm của Dostoievski và Một ngày trong đời Ivan Denisovitch – Solzhenitsyn.

Continue reading

TÔI VỪA XIN LỖI CHỊ BÁN BẮP LUỘC

Thế là nguyên cả ngày hôm nay tôi KHÔNG THỂ LÀM VIỆC, bởi… karaoke. Trong khi bản thảo GRU URANG đang chờ chỉnh sửa để sớm ra dịp Katê này.

4 năm về quê sống, đây là lần thứ hai tôi bị karaoke hành.

Cũng là LỖI TẠI TÔI, lịch sinh hoạt quá khác thiên hạ. Khác từ Việt đến Cham, từ văn giới cho đến người bình dân. Ai nhà thơ, nhà này nọ nổi tiếng mà 8g30 là lên giường yoga, rồi đi vào cõi… vĩnh hằng.

Biết mình cá biệt, tôi luyện cho mình ngủ ngon, ngủ dễ bất kì đâu. Ở Sài Gòn karaoke sát vách, ngủ ngon. Như tối kia, cháu Trâm karaoke nhà cách mươi bước, tôi mở cửa sổ vẫn ngủ ngoan. Chớ tối hôm qua thì chịu.

Continue reading

HANI, SÁCH & NỮ CHAM

[hay. Có người nữ Cham nào đã đọc Minh triết Cham?]

Minh triết Cham in lần thứ 4, 252 trang, khổ 16x24cm, được giới thiệu: “Tinh hoa Trí tuệ Cham cô đọng mà đủ đầy, sâu thẳm mà dễ hiểu được trình bày bằng văn phong linh hoạt và hấp dẫn của một nhà văn tài hoa. Cuốn sách không chỉ dành cho giới nghiên cứu, mà cần thiết cho tất cả mọi người”.

Trong số “mọi người” đó có Hani, bà xã tôi.

Continue reading

Chuyện văn chuyện đời-29. NỖI NIỀM TỰA & BẠT

Bản thảo bạn văn gửi tới, và gợi ý – hứng, có tứ và nhất là tình thân, tôi mới viết, không thì miễn. Mà hội cho đủ ba món kia cùng lúc là hiếm, thế nên tôi ít khi viết tựa hay giới thiệu. Không ai viết lời giới thiệu để nhận… nhuận bút. Có, chỉ là quà, mà quà thì không được lớn. Có dại mới chê tiền.

30 năm, dường tôi “viết cho” chưa tới 20 tựa.

Kể vài tai nạn đầy kỉ niệm, giải trí.

Continue reading

Thương ca vô tận-16. DÂN CHỮ NGHĨA & LỐI NGHĨ NHÀ QUÊ

[hay. Giấc mơ tôi lạc loài]

1. Về cuốn Thơ Nữ trong hành trình cắt đuôi hậu tố ‘nữ’, 1 nhà thơ nữ phê tôi trên Tienve, ý: Sao lại phân biệt nam nữ, ông có là nữ đâu mà viết về thơ nữ! Khi tôi phản bác bài viết về văn học ngoại vi, 1 nhà văn ngoài luồng phê: Sara có là cây bút vỉa hè đâu mà đi bênh vực vỉa hè (đã bàn trong Văn chương tan rã, Lotus Media, 2019).

Ở Cham, khi tôi lên tiếng về cộng đồng Bà-ni, vài bạn Cham của tôi kêu: “Sara có là người Bà-ni đâu mà đi lo chuyện Bà-ni”, nếu không vì tư lợi.

Continue reading

Minh-triết-Cham-13. NGUỒN CƠN CỦA TỘI LỖI CHAM?

Ariya Glang Anak: ‘nưgar chai drut mưrai’: Ở giai đoạn đại khủng hoảng, “đau buồn tràn lan xứ sở”. Để rồi sau thời gian ổn định…

Gram xarawan dux di haget bloh ô thah

Bbai tapuh di graup nưrah tagrang kađong pak halei’ [dịch thoát]:

“Dân tộc tội tình gì đây mà không khỏi

Đã dâng cúng, đã cứu chuộc khắp nẻo rồi, hỏi còn vướng mắc nơi đâu?”

Continue reading