Sách mới: Nguyễn Văn Tỷ: Giáo dục toàn diện và sự phát triển xã hội

Nhà xuất bản Thanh niên, H., 2009.
270 trang, khổ 14,5 – 20,5 cm, số lượng in: 1.000 cuốn, giá bìa: 40.000 đồng.
Đã phát hành – có bán tại Ban biên soạn sách chữ Chăm – Ninh Thuận.

MỤC LỤC
Lời mở đầu
PHẦN I : Giáo dục và con người
Chương 1 : Định nghĩa và mục tiêu của giáo dục Continue reading

Văn chương & Tư tưởng III-01

Văn học bảo vệ cái cá thể, cái đặc thù, sự vật, sắc màu, giác quan và cảm tính; văn học chống lại cái tính phổ quát giả tạo vốn tập hợp và cào bằng con người, chống lại cái quy trình trừu tượng khiến con người trở nên khô cằn. Trước Lịch sử, vốn mang kì vọng hóa thân và thực hiện cái phổ quát, văn học đề xuất những gì bị bỏ rơi bên lề dòng diễn biến lịch sử, Continue reading

Dư Thị Hoàn: nhất kiến Mỹ Sơn

Có ai nung hồn tôi trong gạch đỏ?
Trà Kiệu ơi
cho tôi ở lại cùng đổ nát
có ai trạm hồn tôi vào đá xám?
Chămpa ơi
cho tôi ở lại cùng tàn phai

*
kinh thành đâu
nay ngổn ngang phế tích
vuơng quốc đâu
giờ nham nhở đồi hoang

*
nhung nguời thấy đấy
nơi đây nhành cây ngọn cỏ
đuợc ngàn đời ban phát
niềm kiêu hãnh từ điạ ngục
nỗi oan khiên thiên đàng.

Ghi chép tháng 5-2009

Ngày thứ nhất.
Tháng 5, mưa. Mưa to và muốn làm dầm.
Sáng 30-4-2009, sẽ lên xe đò ra Phan Rang lễ Rija Nưgar. Ỷ y nên không mua vé trước. Ai ngờ, Rija Nưgar năm nay trùng với 30-4 và 1-5, suốt 40 cây số xe nối đuôi nhau lết từng nửa bánh một để thoát khỏi ngột ngạt của Sài Gòn. May mà có xe con thằng cháu vào rước, không thì chịu mắc kẹt, bởi vé hết từ mấy ngày trước rồi. Vậy mà phải mất 4 giờ đồng hồ, xe mới đến địa phận Xuân Lộc. Continue reading

Trần Can: Văn 18 – Hiểu và yêu…

Tháp Chàm, nói mãi chẳng bao giờ hết, bao giờ người ta còn mê say vẻ đẹp kì vĩ của Tháp, còn thắc mắc không thôi về những bí ẩn vĩnh hằng của Tháp, còn chạnh lòng với những hoang phế Tháp, thì Tháp Chàm còn mãi…

Tôi mê say Tháp Chàm , nói vui theo một nhà văn Pháp : ” Muốn hiểu để yêu thì phải yêu để hiểu ” và tôi đã cố gắng để hiểu và yêu dân tộc Chăm, một dân tộc cũng kì vĩ và bí ẩn như những ngọn Tháp, băng qua lịch sử bằng những cuộc dâu bể tang thương mà vẫn giữ trong mình những truyền thống văn hoá riêng biệt lạ lùng. Continue reading

Thơ Việt, từ hiện đại đến hậu hiện đại 11. Nguyễn Hoàng Nam

Trích từ chuyên luận: Thơ Việt, từ hiện đại đến hậu hiện đại.
*
Từ chối liếm hạt tro quá khứ, Nguyễn Hoàng Nam làm được gì cho thơ?

Năm 1996, loạt bài thơ graphic của vài tác giả tiền vệ xuất hiện lần đầu trên tạp chí Thơ như một bước đột phá quan trọng. “TV Ký” của Khế Iêm xài đúng ba âm kèm chỉ định cách sử dụng. Nguyễn Đăng Thường dùng nguyên “Bưu ảnh của người Anh ở Mỹ” có ba dòng chữ OK/SPEDISCI/QUALITA, là nhãn hiệu nhà in in tạm trên bưu thiếp, rồi dấu niêm phong. Một phong kín ý nghĩa như chính bản thân tấm bưu thiếp bị niêm phong. Phần sáng tạo tháo gút mở ý nghĩa bài thơ chủ yếu nằm ở “chú thích”. Continue reading

Tiền phong cuối tuần số 23 Giới thiệu 2 truyện ngắn của Inrasara

Báo Tiền phong cuối tuần số 23, giới thiệu 2 truyện ngắn của Inrasara 2 trang lớn, với lời giới thiệu trang trọng của nhà văn Lê Anh Hoài.

Inrasara đã hai lần đoạt Giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam và Giải thưởng văn học Đông Nam Á năm 2005. Năm 1995, anh được Giải thưởng của CHCPI thuộc Đại học Sorbonne (Pháp) với công trình nghiên cứu Văn học Chăm khái luận.
Inrasara nổi lên như một nhà phê bình văn học uy tín với những nghiên cứu các khuynh hướng mới trong văn học nghệ thuật như Tân hình thức hay Hậu hiện đại. Người ta còn biết đến anh với tư cách nhà thơ sáng tác bằng cả tiếng Chăm lẫn tiếng phổ thông. Tuy nhiên, ít người biết đến Inrasara với tư cách tác giả văn xuôi.
Hai truyện ngắn sau đây có thể khiến ngạc nhiên, bởi chúng giản dị, nhẹ nhàng, khác hẳn với những gì gây sốc, khó hiểu… kiểu hậu hiện đại mà anh thường cổ xúy.

Mời quý độc giả đón đọc.

Đoàn Quỳnh Như: Thơ

Đoàn Quỳnh Như, cô gái Quảng Trị, vào Sài Gòn làm việc văn phòng tại Saigontourist, thỉnh thoảng nổi hứng đóng phim, và làm… thơ. Không dông dài kể lể, thơ Quỳnh Như phô bày “hành trình yêu” trắng, lồ lộ chỉ qua vài nét phác nguệch ngoạc nhưng không thể nói là không đắc. Nó không khiêu dâm, càng không khiêu khích ai mà, chỉ mong tỏ bày. Cho chính mình và để tìm vài chia sẻ. Chớ đồng hóa thơ với cuộc sống thực của người thơ. Mà ngộ nhận, tai hại và tệ hại.

Continue reading

Về Comment không được cập nhật & giải minh

 

Sài Gòn, 7-6-2009

Kính gửi quý bà con, anh chị em và bạn đọc!

Trước hết tôi xin cám ơn bà con, anh chị em và bạn đọc ủng hộ website inrasara.com khiêm tốn này.

3 tháng từ khi inrasara.com hoạt động, đa số comment độc giả gởi tới đều được cập nhật. Rồi bẵng đi thời gian dài vắng ngắt. Duy một bạn post trực tiếp vào được; còn vài comment khác do tôi nhận qua thư điện tử đưa lên. Không hiểu sao nữa. Continue reading