THÁP HOANG
Tháp hoang
như thình lình mọc lên từ đất
lông lá – âm u – dọa nạt.
Tháp hoang
nổi cộm giữa chiều trời ma quái
ung nhọt trên làn da mềm mại
thảm rừng già xanh. Continue reading
THÁP HOANG
Tháp hoang
như thình lình mọc lên từ đất
lông lá – âm u – dọa nạt.
Tháp hoang
nổi cộm giữa chiều trời ma quái
ung nhọt trên làn da mềm mại
thảm rừng già xanh. Continue reading
Inrasara
THÁP NẮNG
NXB Thanh niên, H., 1996.
ĐƯỜNG TRỞ VỀ
Đường trở về
Khi kẻ tha hương nán lại trên đỉnh cao
Ồm mang lần cuối bóng dáng quê hương vào vùng tim tư lự
Còn quay đầu lại nhìn – nhưng nhức, nôn nao
Rừng núi sắp xa và xóm thôn đang tìm về hội ngộ
Khi đêm mùa hạ động gió lao xao
Mở cửa cánh rừng.
Bàn chân người lữ thứ
Đường trở về
Bước chân người lưỡng lự
Tiếng gọi xa như tiếng gọi gần
Tiếng gọi vọng về từ cố quận quen thân
Hay tiếng gọi dội từ thành tim tư lự. Continue reading
Bài viết của Trần Thiện Khanh
Đăng ở tạp chí Văn Việt, số 13, tháng 6-2009.
Inrasara nhập cuộc văn chương từ rất sớm. Sức nghĩ của Inrasara dồi dào và mạnh mẽ, sâu sắc và hiện đại. Ngòi bút của Inrasara chạm được vào những vấn đề cốt tử của nghệ thuật. Inrasara đã sống thực sự với đời sống văn chương đương thời.
Sáng tác của Inrasara có thể che lấp được những định kiến hẹp hòi, hoặc những mĩ cảm cũ kĩ. Anh dám vượt mình với vẻ ngạo nghễ cần có, dám vượt qua những lực cản bên ngoài một cách đàng hoàng. Inrasara góp công không nhỏ vào công cuộc đổi mới văn học, đổi mới cách tư duy và lối viết. Inrasara đã làm thức dậy linh hồn Chăm, văn hoá Chăm. Nhiều công trình về Chăm của anh đã được giải thưởng cao quí Continue reading
Dẫu thơ tôi không khuây khỏa khổ đau anh
tiếng hát tôi khôn vực dậy khốn khó anh
thì có hề chi
nếu chúng một lần nhúm trong anh hi vọng.
•
Hãy hình dung trăm ý tưởng tài hoa chịu làm vô danh cho tháp Chàm có mặt
hãy hình dung thêm vạn bàn tay sần chai vì nó, đã ẩn mình
thì có sá chi thơ anh cõi còm chiều ngày tất bật
hãy thả cho gió bạt chúng về mấy cõi hư vinh.
•
Không vỗ ngực, không tranh hơn
không trốn chạy trước phận đời thất bát
câu thơ buồn
luôn có mặt nơi khổ đau có mặt.
(Inrasara, Hành hương em)
Trong Tuyển Thơ Viêt, từ hiện đại đến hậu hiện đại.
*
Lý Đợi không làm thơ.
Viết về thơ Lý Đợi đã khó. Càng khó hơn, viết về hoạt động chữ nghĩa của Lý Đợi. Khó, không phải trở ngại bởi điều gì to tát, sâu thẳm khó nắm bắt mà là, ở chọn cách khởi đầu, ngay cả chọn chữ đầu tiên.
Lý Đợi là người viết báo, biên tập viên, nhà viết văn xuôi, kẻ làm thơ in photocopy, người phỏng vấn và trả lời phỏng vấn; Lý Đợi trình diễn thơ và thuyết trình về chữ nghĩa, workshop và triển lãm; Lý Đợi – tên choãi vã (từ dùng của Đinh Linh) bạt mạng và ương bướng, kẻ hoạt động chữ nghĩa vỉa hè chuyên nghiệp, dân làm phim tài liệu và chụp ảnh nghiệp dư, cùng duy trì Nhà xuất bản Giấy Vụn Continue reading
Đài Á châu Tự do, RFA, phát vào lúc 21 giờ, 25-7-2009
Chương trình “Văn học nghệ thuật” tối thứ thứ Bảy hàng tuần.
Trao đổi giữa Mặc Lâm và nhà văn – nhà nghiên cứu văn hóa Chăm Inrasara.
Mặc Lâm: Inrasara tên thật là Phú Trạm. Ông sinh năm 1957 tại huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Ông vừa nhà văn, nhà phê bình văn học và cũng là nhà nghiên cứu văn hóa Chăm nổi tiếng. Những công trình nghiên cứu của ông phải nói là đồ sộ với hơn một chục đầu sách, vừa văn học vừa từ điển và nhất là việc nghiên cứu về văn hóa Chăm Continue reading
Hiền Nguyễn thực hiện
Báo Toquoc.vn, 23-7-2009.
Báo Tổ quốc vừa thực hiện cuộc phỏng vấn ba nhà văn: Ngô Thảo, Phạm Đình Ân và Inrasara về phê bình văn học đương đại. Bạn đọc có thể đọc hết và xem ảnh ở đây:
vanhocquenha.vn
Đây là nguyên văn phần Sara:
Hiện nay có hai khái niệm phê bình: Phê bình Hàn lâm và phê bình Truyền thông. Theo ông thì sự ra đời của Phê bình Truyền thông có phải là tất yếu không? những yếu tố nào tạo nên Phê bình Truyền thông? Continue reading
1. Đám cưới Japrang. Vợ palei Cauk, Huyền – con Thuận Văn Niên, giáo viên. 38 tuổi rồi, mãi năm nay mới chịu vợ. Mừng cho con.
Buổi đưa qua nhà đàng gái, quay phim và phát biểu. Mọi người tập trung vào mình, nhiều nguyên do khác nhau. Là cha dượng, quà lễ khá, và con người nổi tiếng hiếm khi bà con được gặp mặt. Coi thử ông này nói năng ra làm sao. Nhưng mình chỉ đơn giản: Hani sinh ở đây, Japrang lớn lên tại palei Cauk này, ngay năm đầu lập gia đình chúng tôi khởi đầu từ đây. Nhưng bởi cuộc sinh nhai, chúng tôi lạc xứ tận Sài Gòn, gia đình dì Trào nó cũng đã Caklaing rồi, nên bà con xa không bằng láng giềng gần, hi vọng con tôi sẽ được bà con Cauk yêu thương đùm bọc, như người nhà vậy.
2. Chiều 10-7, qua Bauh Dana gặp thầy Thành Phú Bá. Xúc động kì lạ. Như khi gặp Chế Mỹ Lan hay Ysa năm xưa. 6 năm chứ ít ỏi gì cho cam! Cuộc sống bất ngờ không lường trước được. Ai như thầy lại rời quê nhà sang sống ở Mỹ. Bao nhiêu điều để nói, cần nói. Hai giờ đồng hồ có đủ đâu.
3. Qua nhà một người bạn văn người Kinh. Nhóm nữ trẻ hái nho ở đó. Chủ nhà trang trọng giới thiệu mình nhà thơ nổi tiếng. Họ ngây thơ bảo: Có được như Hàn Mặc Tử không? Ở đây người ta biết Hàn Mặc Tử chớ ai biết ông Sira và ai đâu. Và họ vô tư cười. Mình đùa bạn: Đấy, bạn thấy chưa? Đừng dại dột mà đùa nhân dân. Nhân dân đâu cần nhà thơ, càng không cần kẻ sáng tạo. Mình đã thử làm cuộc điều tra 10 làng quê Kinh, chả có ai biết Thanh Tâm Tuyền là ma nào cả! Dân quê Chăm thì họ biết Sara, bởi mình có “đóng phim” và làm Tagalau, chớ bà con mình đâu biết ông Inrasara là tác giả của Lễ tẩy trần tháng Tư!
4. Cty Sách Bách Việt phone mời mình làm điều phối chương trình ra mắt sách vào chung khảo Giải thưởng Bách Việt. Hai bạn thơ Chăm được vào: Đồng Chuông Tử và T-T. Tuệ Nguyên. Vui, nên rất hào hứng, mình nhận lời ngay. Nhưng rồi…
_________
SG, 14-7-2009
Thanh Huy và Đinh Hương quý mến
Rất hân hạnh được Bách Việt mời làm điều hành cho cuộc ra mắt sách sắp tới.
Được làm cho Tử và Nguyên thì càng thú vị hơn. Nên mình đã nhận lời không chút e dè. Nhưng khi vào SG, đọc attach kèm theo (ở quê, mình chưa đọc), thì mình thành thật xin lỗi hai bạn về từ chối này. Chương trình của BV thì sát sao rồi, không đổi rồi, nếu có cũng rất ít. Nó không hợp với mình lắm. Sara làm hay nhất là chuyên sâu về tác giả, tác phẩm và nhất là một đề tài nào đó về văn học. Hẹn kì khác vậy nhé.
Hy vọng sự cộng tác lâu dài.
Thân, SARA.
________
Mình không thích kính thưa với kính mời bất kì ai (ở chương trình này, ít nhất phải 7 lần kính thưa và kính mời ngài…) và cũng không muốn ai kính thưa mình. Nó trang trọng, trịnh trọng và… buồn cười. Nhỡ lúc kính thưa, mình bật cười to thì sao đây!?
5. Ông bạn B. phone bảo rằng Sara được ông bà ban cho (Nưbi brei) tài năng hiếm hoi, nên cẩn thận để khỏi phụ lòng tổ tiên. Không cần phải tham gia vào cuộc đấu đá như mấy vị vừa rồi. Sara có viết 1,2 bài gì đó. Hay, nhưng mình không đồng ý. Hãy làm việc mà tổ tiên giao phó cho ông thôi. Hay dở, đúng sai mọi người đều hiểu cả.
Nhưng ông bạn giáo viên Ch. lại nghĩ khác: Tại sao Sara sợ mất lòng để không dám lên tiếng về sự thật? Nói sao cho bạn nghe đây!
Nói Nưbi brei mới nhớ câu chuyện cũ: một thằng cháu con ông hiệu trưởng cũ của mình vào mùa Ramưwan năm 2005 bảo rất ngây thơ rằng: Chú Trạm giỏi thiệt, nhưng đâu có giỏi đến thế. Chú được Po brei, trời bảo chú làm thôi, chứ con người đâu có đến thế!
Cũng hay!
Con người hậu hiện đại tin vào câu chuyện của cá nhân trong một hoàn cảnh cụ thể và ngắn hạn. Nó không tin các giải thích của đại tự sự với đủ loại mánh khóe uốn nắn thế giới lọt thỏm vào hệ thống của chúng. Ở Việt Nam, đại tự sự về cuộc chiến anh dũng thần thánh đã được lật mở bởi Bảo Ninh với Nỗi buồn chiến tranh hay Hoàng Minh Tường với Thời của thánh thần. Dù đây không là tiểu thuyết hậu hiện đại của nhà văn hậu hiện đại, nhưng sự thể đủ nói lên sự sói mòn niềm tin vào đại tự sự của nhà văn Việt Nam đương đại. Có thể coi đó là những tiểu tự sự nhỏ lẻ của cá nhân suy tư độc lập. Ở khía cạnh này, Sông Đáy trong khí mạch đất Hà Tây văn vật vang vọng suốt sáng tác của Nguyễn Quang Thiều cũng là một cách tiểu tự sự.
Tiểu tự sự khác là những mảnh vụn của một nền văn minh đang ngủ vùi giấc ngàn thu như văn minh Champa được Inrasara phục dựng và làm sống dậy; sống dậy và nhập lưu dòng chảy chung của dân tộc, của nhân loại. Cạnh đó, hiện thực của cuộc sống thành phố sôi động bề bộn hay bế tắc trước và sau thời mở cửa được Trần Tiến Dũng kể lại theo cái nhìn phản biện đặc chất cá thể. Bùi Chát hay Khúc Duy kể chuyện nhảm nhí rất đời thường của chính mình bằng giọng địa phương, là một lối tiểu tự sự đặc thù. Đỗ Kh. với các sáng tác mang ở tự thân tinh thần giải lãnh thổ hóa, hay Trần Wũ Khang và Lê Vĩnh Tài – giải địa phương hóa.
“Thế nhưng, quay cận cảnh bề tối truyền thống văn hóa dân tộc không đồng nghĩa với phá hoại truyền thống văn hóa dân tộc, nhìn phản biện lịch sử không là chống phá lịch sử, bất tín đại tự sự thì khác cả vực thẳm với hủy hoại mọi loại đại tự sự mà là đặt đại tự sự vào thế chông chênh để chúng tự soi lại mình bằng gương soi khác, từ nhiều chiều và dưới nhiều góc độ” (Xem thêm: “Thơ Việt, từ hiện đại đến hậu hiện đại”, Tienve.org, 2-2009). Bởi dẫu sao, tinh thần đại tự sự thuộc về bản chất con người.
Đức Minh Nguyễn thực hiện
1. Trong bài “Sáng tác văn chương Chăm hôm nay”, nhà thơ có phân biệt thơ Chăm và thơ Việt. Nhà thơ có thể làm rõ ranh giới giữa thơ Chăm và thơ Việt, theo quan điểm hiện tại của ông?
Inrasara: Thơ Chăm là thơ tiếng Chăm và thơ của người Chăm viết bằng tiếng Việt. Bằng tiếng Chăm thì rõ rồi, có muôn ngàn khác biệt Continue reading