Câu chuyện thứ sáu của Lm. Trường Thăng: Con vỏi con voi


VỀ NHỮNG CON VOI KINH ĐÔ CHAMPA SIMHAPURA

Lịch sử cho biết một tu sĩ Dòng Phan Sinh (Franciscain), tên là Odoric Pordenone, trên đường từ Ấn Độ đi Trung Quốc, Nhật Bản, có ghé qua Dondiin khoảng giữa những năm 1318-1321 và nói là đã thấy ở đó “nhiều điều kỳ lạ như cá tới thần phục nhà vua, 14.000 con voi gia dụng và một con rùa lớn hơn gác chuông nhà thờ thánh Martin ở Padoue” và có người cho rằng Dondiin là Bình Định, và ông vua có quyền lớn kia là Vua Chiêm Thành Chế Anan (1318 -1343) (Trương Bá Cần. Lịch sử Phát triển công giáo ở Việt Nam Continue reading

Văn chương & Tư tưởng III-50

… tôi quyết định thay đổi. Giảm bớt tính chất bay bướm để tăng cường tính chất chặt chẽ. Giảm bớt cái gọi là chất thơ để tăng cường chất khoa học. Giảm bớt hình tượng để tăng cường mật độ các khái niệm. Giảm bớt độ uốn éo và mềm mại để câu văn được cứng cáp. Càng ngày tôi càng tránh xa những chữ thừa và lỏng, chỉ cốt đẩy đưa. Và cố viết những câu văn thật giản dị mà cũng thật cô đọng. Tôi hình dung mỗi câu văn như một cú đấm. Cú đấm nào cũng là đấm thật. Nhanh, gọn, dứt khoát. Và mạnh Continue reading

Jaya Bahasa: Đọc sách Có 500 năm như thế của Hồ Trung Tú

Lịch sử luôn được nhận thức lại theo những quan niệm mới về sử học, khi có sự khám phá mới, qua những di chỉ khảo cổ học và các trầm tích của văn hoá được lộ thiên.Việc hoài nghi về giá trị nhận thức lịch sử là đề tài được các nhà nghiên cứu lịch sử và văn hoá thường đặt ra. Công trình Có 500 năm như thế bản sắc Quảng Nam từ gốc nhìn phân kỳ lịch sử của Hồ Trung Tú không nằm ngoài tư duy đó. Nhưng quan trọng là Hồ Trung Tú đứng ở góc độ nào ? Phương pháp luận sử học nào để đưa ra kiến giải mới ? Bởi vì, những tri thức lịch sử ghi nhận sự biến mất của người Champa ở xứ Quảng đã được xác lập từ hàng bao thế kỷ qua. Bằng thao tác khoa học nghiêm túc, khảo cứu thực địa, Hồ Trung Tú đã chọn một góc nhìn để tiếp cận vấn đề Continue reading

Người Chăm có thông minh không? – Gợi mở vấn đề 03: Tồn tại và sáng tạo

Nhưng tồn tại và bản sắc có phải là yếu tố quyết định không? Nếu tồn tại mà không sáng tạo, thì Do Thái có còn là Do Thái không?

Freud đã từng giải thích rằng ông cảm thấy chất Do Thái của mình, không phải bởi truyền thống hay lòng tự hào dân tộc, mà bởi vì hai đặc điểm mà ông thấy còn quý hơn vàng – tự do khỏi những khuôn mẫu niềm tin xưa cũ, những niềm tin thường ngăn cản con người sử dụng trí tuệ của mình, và đi ngược lại điều mà đa số thường làm“.

Dân Do Thái tạm trú ở nhiều đất nước khác nhau, trong nhiều thời đại và giai đoạn lịch sử khác nhau, ở đâu và bao giờ họ cũng có thể tạo nên những kì tích Continue reading

Câu chuyện Aw kamei Cam

Báo Đà Nẵng cuối tuần, 20-2-2011


* Áo thiếu nữ Chăm – Photo Chế Mỹ Lan.

Mỗi bận chị mặc áo ngắn là mẹ la: “Hư raglai?” Mày người rừng à?
Theo ý mẹ, phải là Aw kamei Cam áo dài Chăm thì mới là Chăm. Không thì là người thuộc sắc tộc nào đó không biết. Hay tệ hơn: Dân tộc chưa văn minh. Mẹ la chị thế, để răn em gái tôi. Vẫn câu đó lặp lại, tôi nghe mãi từ thuở xà lỏn. Riết thành quen. Thế là chị chạy biến vào nhà thay. Nhưng rồi thế nào đó, nực quá với sẵn mẹ vắng nhà, chị lại mặc aw Ywơn. Mặc sức mà ham chơi bay nhảy với lũ bạn.
Mẹ thì khác. Tôi chưa lần nào nhìn thấy mẹ mặc áo ngắn. Cùng lắm là “áo nhỏ” là thứ áo lót trong, những lúc mẹ tắm. Hầu hết phụ nữ Chăm đều thế cả Continue reading

Ghi chép tháng 2-2011: Ngày Thơ, lang thang Ban Mê…


1. Cùng Hani tranh thủ ra Phan Rang ăn Tết trước, để còn về giữ nhà cho mấy đứa đi. Mấy cánh sinh viên tổ chức Tết ở Thon nữa.

21-1-2011, Tổng kết Hội VHNT Ninh Thuận. Đây là lần thứ hai tôi về dự tổng kết Hội tỉnh nhà. Chiều – cuộc lễ qua nhanh. Nhà thơ Inrasara được mời phát biểu cuối. Tôi tranh thủ nói nhanh ba ý trong bốn phút:
– Thưa các bạn đồng nghiệp!
Trước hết, tôi xin khoe một chức quan văn nhỏ Continue reading

Chay Mala: Ngọc Hoàng giải quyết rắc rối các dân tộc

Ngụ ngôn viết để ủng hộ chuyên đề: Người Chăm có thông minh không?

*
Tết Tân Mão vừa rồi, Ngọc Hoàng vi hành xuống trần gian giải quyết chuyện rắc rối trên mặt quả địa cầu. Ưu tiên các điểm nóng nhất. Ngài kêu đại biểu năm dân tộc tới:
– Các ngươi muốn chi nói lẹ, ta chỉ có dăm phút dành cho loài người, để còn sang hành tinh khác. Mỗi đại biểu đưa ra một kiến nghị thôi, ta giải quyết ngay. Rồi thì chớ có lên gõ cửa nhà trời kêu ca bất kì tiếng nào nữa. Gắng mà nhớ lấy.
Thấy các đại biểu ra mòi chen lấn, Ngài trấn an họ:
– Từ từ, từ từ thôi… Continue reading

Người Chăm có thông minh không? – Gợi mở vấn đề 02: Tồn tại và bản sắc

Câu hỏi về sự xuất sắc của Do Thái
Do Thái xuất sắc thì đúng rồi. Nhưng đâu là nguyên nhân?
– Hãnh diện về nguồn gốc “dân tộc được Thượng đế chọn” ư? Thì dân tộc nào mà chả hãnh diện! Đại đa số người Hoa cho Trung Quốc là đất nước trung tâm thế giới; Nhật tự phong đất nước Mặt trời mọc; Việt Nam tuyên bố mình con Rồng cháu Tiên; Pháp tự hào là con Gà trống gáy báo sáng cho cả nhân loại…
– Đề cao trí tuệ và tiền bạc, dân tộc nào mà không thích trí tuệ và tiền bạc?
– Bị đàn áp bất công, bị miệt thị, bị khủng bố… Continue reading

Văn chương & Tư tưởng III-57

Một cộng đồng không có văn học viết sẽ tự biểu hiện mình ít chính xác, ít sắc thái phong phú, ít rõ ràng hơn một cộng đồng có công cụ giao tiếp chính, từ ngữ, được bồi đắp và hoàn thiện qua các tác phẩm văn học, Một cộng đồng không đọc sách, không sờ tới văn học là một cộng đồng câm điếc và bị mắc chứng mất ngôn ngữ, bị vấp phải những vấn đề khủng khiếp trong giao tiếp do ngôn ngữ sống sượng, thô sơ. Điều này cũng đúng cho các cá nhân Continue reading