Người Chăm có thông minh không? – Gợi mở vấn đề 03: Tồn tại và sáng tạo

Nhưng tồn tại và bản sắc có phải là yếu tố quyết định không? Nếu tồn tại mà không sáng tạo, thì Do Thái có còn là Do Thái không?

Freud đã từng giải thích rằng ông cảm thấy chất Do Thái của mình, không phải bởi truyền thống hay lòng tự hào dân tộc, mà bởi vì hai đặc điểm mà ông thấy còn quý hơn vàng – tự do khỏi những khuôn mẫu niềm tin xưa cũ, những niềm tin thường ngăn cản con người sử dụng trí tuệ của mình, và đi ngược lại điều mà đa số thường làm“.

Dân Do Thái tạm trú ở nhiều đất nước khác nhau, trong nhiều thời đại và giai đoạn lịch sử khác nhau, ở đâu và bao giờ họ cũng có thể tạo nên những kì tích. Họ không đánh mất mình là quan trọng rồi, điều quyết định là họ đã sử dụng trí tuệ siêu việt của mình để cống hiến cho nhân loại nhiều sáng tạo vượt trội. Con số minh chứng:

Ở thời Trung đại, 17,6% trong số những nhà khoa học hàng đầu là người Do Thái; và ở thời đó họ chỉ chiếm 1% dân số nói chung. Nói cách khác, số nhà khoa học người Do Thái nhiều gấp 18 lần con số người ta thường nghĩ đến. Hiện nay, 1/3 số triệu phú Mỹ là người Do Thái. 20% số giáo sư tại các trường Đại học hàng đầu của Mỹ là người Do Thái
Eran Katz, Trí tuệ Do Thái, Phương Oanh dịch.

Tại sao? – Do Thái say mê SÁNG TẠO. Say mê này đặt nền tảng trên:
Hiểu biết sâu và rộng: nền tảng ban đầu là yêu chuộng giáo dục, giáo dục từ rất sớm. Sau đó khi trưởng thành, họ tạo cơ hội cho người của cộng đồng giao lưu văn hoá. Muốn giao lưu thì cần trang bị cho mỗi thành viên tinh thần khoan dung và sự thích thú đối với các quan điểm hay ý kiến trái ngược.
Phiêu lưu khám phá cái mới: bằng cách, Với tri thức: hoài nghi các loại tri thức đang hiện hữu. Với con người: nhấn mạnh ý nghĩa trở thành, không chỉ đang là – muốn thế dân tộc phải tạo môi trường nơi đó sự phóng khoáng đối với các kích thích văn hoá, nghĩa là ít nhất một phần dân số cũng phải biết thưởng thức kết quả của những thiên tài này.

Chăm đã chuẩn bị gì chưa?
Về giáo dục: có trẻ Chăm nào tiếp cận văn chương và tư tưởng thế giới ngay cửa Trung học không?
Ai trong Chăm chấp nhận được ý kiến trái ngược, để có thể nhìn vấn đề theo cách khác mình?
Học biết hoài nghi chính cái biết của mình, ai dám làm như thế? Sau đó, hoài nghi những cái biết tưởng khó lật đổ nhất của kho tàng tri thức nhân loại?
Khi có sáng tạo khó hiểu, ai trong Chăm chấp nhận nó? Chấp nhận và có phần thưởng dành cho cái làm vượt qua sự hiểu biết của người đương thời kia?

*
Freud nói:
tự do khỏi những khuôn mẫu niềm tin xưa cũ: nghĩa là dám làm khác truyền thống, làm khác truyền thống chứ không phải chống ông bà tổ tiên. Chỉ tự do ta mới sáng tạo
đi ngược lại điều mà đa số thường làm: nghĩa là ta không làm theo, không đi theo lối mòn, ta dũng cảm khai phá cái mới.

Và Freud vẫn là người Do Thái, rất Do Thái.
Dám nghĩ và làm như Freud, như Einstein là cực khó.
Bộ phận cộng đồng chấp nhận thành quả của Freud, Einstein càng khó hơn.

3 thoughts on “Người Chăm có thông minh không? – Gợi mở vấn đề 03: Tồn tại và sáng tạo

  1. Mãi bây giờ mới đến mục HAY. Trước đây anh Inra chỉ đưa ra số liệu và chuẩn bị cho phân tích thôi. Các bạn hãy đọc:

    Chăm đã chuẩn bị gì chưa?
    Về giáo dục: có trẻ Chăm nào tiếp cận văn chương và tư tưởng thế giới ngay cửa Trung học không?
    Ai trong Chăm chấp nhận được ý kiến trái ngược, để có thể nhìn vấn đề theo cách khác mình?
    Học biết hoài nghi chính cái biết của mình, ai dám làm như thế? Sau đó, hoài nghi những cái biết tưởng khó lật đổ nhất của kho tàng tri thức nhân loại?
    Khi có sáng tạo khó hiểu, ai trong Chăm chấp nhận nó? Chấp nhận và có phần thưởng dành cho cái làm vượt qua sự hiểu biết của người đương thời kia?

    Anh Inra có bảo Chăm thông minh hay kém thông minh đâu! Đây chỉ là một cách nêu vấn đề, để mở ra hướng khác.
    Thảo luận vào chủ đề đoạn neeu trên là đáng kể hơn cả.

  2. Anh MPL của tôi tự ti mặc cảm rồi đó.
    Mặc dù Janhohka không muốn bàn thêm về việc “Chăm có thông minh hay không”, nhưng tôi xin nêu ra 3 trường hợp chỉ trong 1 plây Chăm mà tôi biết rõ:

    1- Một học sinh Chăm đậu thủ khoa trường Chăm, có điểm cao nhất Tỉnh (6 trường Việt). Sau đó anh học tại 1 Trường trong lớp toàn người Việt phân khoa Văn gồm 60 người, anh là người duy nhất của lớp trên đậu Đại học năm đó.
    2- Năm 1978, toàn quốc tổ chức thi qua Liên Xô học, 1 sinh viên Chăm là 1 trong 3 người đạt điêm cao nhất nước và được chọn đi.
    3- Mới nhất, 1 thanh niên Chăm vượt qua 10 người Việt cả nước trong cuộc phỏng vấn chọn đi theo chương trình Thanh niên châu Á, do người Nhật Bổn tổ chức.

    Đó là 1 plây. Chớ nghĩ là họ được ưu ái dân tộc. Họ không cạnh tranh với dân tộc mình mà là với cả nước. Tôi không muốn nêu tên 3 bạn trên ở đây, có thể họ không thích. Nêu lên để biết rằng Chăm ta cũng thông minh chán.
    Vậy là làm sao để phát huy nó thôi. Chuyện này mới quan trọng, phải không anh?

  3. Mặc cảm làm cho ta yếu đuối, khiếp nhược
    Tôi có một giấc mơ:
    Con dân Chăm sống bất cứ đâu trên trái đất này
    Nỗ lực vươn lên làm thành viên sáng giá của cộng đồng đó
    Đóng góp hữu hiệu cho cộng đồng đó
    Hãnh diện về ông bà tổ tiên về văn hóa dân tộc
    Không từ chối nguồn gốc của mình
    Và nhắc con cháu đừng bao giờ quên nguồn cội.
    M.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *