1.
Khi đi về phía những con người đang sống và
mộng du
hắn mơ đến một giấc mơ bay song hành …
và chung cuộc của giấc mơ là những va chạm gây tiếng động nhẹ
từ phía họ và
những gì thuộc về họ
bồng bềnh trên đầu hắn Continue reading
1.
Khi đi về phía những con người đang sống và
mộng du
hắn mơ đến một giấc mơ bay song hành …
và chung cuộc của giấc mơ là những va chạm gây tiếng động nhẹ
từ phía họ và
những gì thuộc về họ
bồng bềnh trên đầu hắn Continue reading
151. Khơng kang talang bbauk.
Cứng cằm xương mặt.
= Rắn đầu rắn mặt.
152. Khơng drei khơng jan
Cứng đơ mình mẩy Continue reading
“Khi không có người làm việc nghiêm túc thì không thể có một trường đại học nghiêm túc. Và như vậy, không thể có một nền giáo dục nghiêm túc. Có một chuyện rất sai lầm là Nhà nước chỉ định nhà khoa học làm gì. Có thể viết ra báo cáo. Không có bất cứ một cái nghiên cứu nào có giá trị. Những báo cáo đó nghe có vẻ hợp lý nhưng thực ra lại không hợp lý. Khoa học không phải đơn thuần do yêu cầu của xã hội mà nó phải phát triển theo yêu cầu nội tại của nó.”
Ngô Bảo Châu, Bee.net.vn, 21-8-2010.
* Xe trâu Chăm – Photo Inrasara.
Trích đoạn: Tom Riordan, “Thoughts About Poetry Narrates – Nghĩ về Thơ kể”
… Cuối cùng, “Trâu Khóc” của Inrasara liên quan tới nỗi đau có thực và tưởng tượng chất đầy thời thơ ấu của người kể truyện, tưởng như có ô cửa ma thuật giữa tâm hồn của người kể và nỗi đau của gia đình trâu – tưởng như, một cách mê hoặc, chúng là ghế và ghế. Những sự việc quan trọng cũng xảy ra rõ ràng với và giữa dòng dõi con người như thế, nhưng được biểu lộ qua con trâu.
… Finally, Inrasara’s “The Crying Buffaloes” is about how the real and imagined pain of buffaloes soaked the narrator’s childhood Continue reading
Sinh 1946 ở Nam Định, hiện sống tại Hoa Kì. Chủ trương website thotanhinhthuc.com từ năm 2004.
Hành trình thơ Việt, mười năm cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI, không thể không nhắc đến Thơ – tạp chí thơ xuất bản tại California, Hoa Kì mà Khế Iêm là người khai sinh và chèo chống 10 năm 1994-2004. Hành trình đó, càng không thể không nhắc đến thơ Tân hình thức.
Tân hình thức du nhập vào Việt Nam đã tạo hai luồng gió trái ngược: hơn 30 nhà thơ Sài Gòn thể nghiệm, bên cạnh không ít người chống đối Continue reading
Thiên Linh thực hiện
vietnamplus.vn
Đại hội VIII của Hội Nhà văn Việt Nam vừa kết thúc. Phóng viên Vietnam+ đã kịp thời gặp Inrasara-nhà thơ, nhà phê bình văn học người Chăm. Hy vọng qua phần trao đổi với chúng tôi dưới đây, ông Inrasara sẽ phần nào giúp độc giả hiểu đôi nét về văn học thiểu số gần đây cũng như triển vọng trong sự phát triển chung của văn học Việt Nam Continue reading
“Thơ ca không phải là cái đẹp thêm vào cuộc sống, của trang điểm cho tính thể con người, càng không phải là trò nhàn đàm của và cho tinh thần mệt mỏi. Ở đâu và bất kì thời đại nào cũng tồn tại bao tâm hồn đau khổ và tuyệt vọng. Chính nơi đó thơ ca có mặt. Có mặt không với tư cách chiếc bè cho sinh thể kia bấu víu mà như chất xúc tác làm cháy lên trong tâm hồn bóng tối ấy tia lửa mới của hi vọng. Như thế, xã hội tính bao giờ cũng là một trong những yếu tính của thơ ca, dù xã hội đó là sự thống khổ của cả đám đông, nỗi ưu tư của một nhóm người hay chỉ là uẩn khúc trong tâm thức của một cá thể biệt lập. “Không vỗ ngực, không tranh hơn / không trốn chạy trước phận đời thất bát / câu thơ buồn / luôn có mặt nơi khổ đau có mặt” (Inrasara, Hành hương em, 1999) Continue reading
Thư của Lưu Thùy Giang
Ngày 16-8-2010
Hic, anh Sara!
em vừa đọc PHẠM TƯỜNG VÂN TỪ NHỮNG CUỘC BỎ ĐI trên http://www.phamtuongvan.com/2009/08/pham-tuong-van-tu-nhung-cuoc-bo-i.html#comments
em phải cải chính ko thì chị Tường Vân giận vì anh viết sai. Cùng học 1 khóa VVK5 em nhớ rõ chị TV ko bỏ trường VVND mà chị bị kỷ luật, buộc thôi học vì thường xuyên bỏ lên lớp quá nhiều, có khi cả tháng. Thì ra chị ấy bận đi viết báo, kiếm sống, bỏ học (em cũng biết chị tốt nghiệp K.văn ĐHTHHN).
Trường hợp em ko giống chị Vân Continue reading
* Tuổi mộng mơ – Photo Inrajaya.
(Về 2 chi tiết trong bài “Vài cảm nghĩ và phản biện các nghi vấn của Po Dharma cùng BBT Harak Champaka” trên Diendanvijaya.com)
Anh Lâm Gia Tân (Ja Intan) với tôi cùng quê, đồng tộc (họ) và là thân thiết, nghĩa là nói còn nghe nhau, cho nên tôi viết bài này vừa để anh em hiểu và đả thông, bên cạnh giải minh cho các độc giả quan tâm. Có 2 chuyện nhỏ:
1. Về chuyện tôi gặp Po Dharma
Tôi rất ít hào hứng đến gặp người có danh vị hay nổi tiếng. Ở Sài Gòn tôi chưa hề gặp Bùi Giáng hay Trịnh Công Sơn là vậy Continue reading
… Ở bất cứ quốc gia hay xã hội dân chủ nào, đối lập cũng là một điều thiết yếu, nếu không muốn nói là một điều kiện mang tính bản thể luận của dân chủ: Không thể có dân chủ nếu không có đối lập.
Không phải ngẫu nhiên mà ở tất cả các quốc gia dân chủ, đối lập không những được công nhận mà còn được tạo điều kiện để hoạt động. Ở Úc,… có một chính phủ đối lập thường được gọi là chính phủ trong bóng tối (shadow government) Continue reading