Văn chương & Tư tưởng III-38

… Ở bất cứ quốc gia hay xã hội dân chủ nào, đối lập cũng là một điều thiết yếu, nếu không muốn nói là một điều kiện mang tính bản thể luận của dân chủ: Không thể có dân chủ nếu không có đối lập.
Không phải ngẫu nhiên mà ở tất cả các quốc gia dân chủ, đối lập không những được công nhận mà còn được tạo điều kiện để hoạt động. Ở Úc,… có một chính phủ đối lập thường được gọi là chính phủ trong bóng tối (shadow government).
Nhiệm vụ chủ yếu của chính phủ trong bóng tối là lúc nào cũng sẵn sàng thay thế chính phủ đang cầm quyền để lãnh đạo đất nước khi họ thắng cử. Một nhiệm vụ khác, quan trọng không kém, là buộc chính phủ lúc nào cũng ở trong tình trạng thường trực bị kiểm tra và do đó, luôn luôn phải tự bảo vệ các chính sách của mình. Để thực hiện chức năng này, nhiều lúc, chính phủ trong bóng tối, tức phe đối lập, chỉ làm một công việc duy nhất là…đối lập. Chính phủ làm gì cũng chống….
Nhiều người dễ nghĩ việc đối lập một cách toàn diện và cực đoan như vậy là phá hoại. Không phải. Đó chính là một cách xây dựng. Nó buộc chính phủ phải minh bạch hoá và hợp lý hoá mọi chính sách cũng như mọi hoạt động…; và thứ hai, như là hệ quả của việc làm ấy, dân chủ hoá.
Nguyễn Hưng Quốc, voanews.com/vietnamese.

One thought on “Văn chương & Tư tưởng III-38

  1. QUAN NIỆM ÂM DƯƠNG
    Quan niệm Âm Dương là quan niệm cơ bản của Dịch học với những quan niệm cần biết như sau:
    – Âm Dương là hai thuộc tính cơ bản của sự vật và hiện tượng. Mọi sự vật và hiện tượng hoặc là Âm, hoặc là Dương hoặc là Âm Dương pha trộn.
    – Âm Dương là hai thuộc tính đối lập nhau nhưng lại hoà đồng trong thái cực.
    – Trong Âm có Dương và trong Dương có Âm.
    Âm và Dương được coi là những thuộc tính cơ bản của vật chất. Bất cứ một sự vật, hiện tượng nào tồn tại đều phải mang thuộc tính cơ bản là Âm Dương.

    Thuộc tính Âm Dương vừa là khái niệm mang tính chất khái quát vừa là Thể tính (tính chất bản thể) vừa là dụng tính (tính chất hoạt dụng).
    Bất cứ sự vật hiện tượng nào muốn tồn tại và chứng tỏ sự tồn tại của mình đều thông qua cái Dụng để biểu hiện cái Thể của mình. Âm và Dương là hai thuộc tính đối lập mà lại quan hệ biện chứng với nhau, ở đâu có Âm ắt phải có Dương và ngược lại. Đó chính là sự hoà hợp trong Thái cực của Âm và Dương, cả hai cùng tồn tại và biến dụng trong mọi sự vật hiện tượng.
    Đức Khổng Tử gọi học thuyết của mình là Dịch tức là biến dịch. Muôn vật vạn loài phải mang tính Âm Dương và biến dịch Âm Dương qua lại mà Sinh, Tồn, Diệt là vậy.
    Một sự vật không phải là Âm hay là Dương, hay là Âm Dương phối hợp, thì không phải là sự vật. Một hiện tượng không có tính Âm hay là Dương haylà Âm Dương phối hợp thì không phải là hiện tượng.
    Rõ hơn, một sự vật mang bản chất âm thì phải có thuộc tính Dương mà biến vi Dương để tồn tại và ngược lại.
    ……………………………………….

    Ví dụ áp dụng vào mọi mặt cuộc sống (Âm – Dương mang tính tương đối):
    Dương: (sáng, tốt, mạnh, hình thức, quân tử, độ lượng, đám đông, dân chủ……)
    Âm: (tối, xấu, yếu, bản thể, tiểu nhân, hẹp hòi, cá thể, quân chủ……)

    Tôi thích Kinh dịch và xem nó là một môn khoa học của phương Đông và tương lai, một khoa học của cuộc sống.
    Về phần thực (sự phát triển xã hội với tâm thức đa số con người hiện nay thì dân chủ đúng nghĩa như trên được áp dụng là một bước thang của sự tiến hóa, là điều kiện tốt cho sự vươn lên về bản thể của loài người trong tương lai về số lượng).

    Nhưng theo Henry Bergson: “Số phận và tương lai của con người – Bi kịch của thế giới hiện đại, chính là bi kịch của một sự đứt đoạn. Chiến tranh và cách mạng là những nhân chứng của sự đứt đoạn ấy, đã làm rung chuyển và phá vỡ một nền văn minh không thể tự vượt lên được bản thân nó: điều chủ yếu của những quan niệm đạo đức và tinh thần của chúng ta đã không thay đổi, trong khi kỹ thuật và khoa học đã làm nảy sinh, về mặt vật chất, một con người mới, như một loại mới, một con người có thể to lớn ra, có sức mạnh tăng gấp trăm lần, nhưng tâm hồn vẫn như cũ. Một tâm hồn quá nhỏ bé trong một cơ thể quá lớn, đây là nguồn gốc của sự điên rồ của chúng ta và của sự hỗn độn, trong đó loài người giãy giụa. Loài người cần phải tạo cho mình một tâm hồn ngang tầm cơ thể của nó”.

    Theo quan điểm cá nhân: Cái cần thiết và đúng nghĩa trong thế kỷ hiện nay là cuộc cách mạng về tâm thức (tâm hồn).

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *