Tiếng Chăm của bạn 06: Ngôn ngữ đa âm tiết


* Bìa 1 tác phẩm Tự học tiếng Chăm.

Tiếng Chăm là ngôn ngữ đa âm tiết (ta hay nói từ có một hay nhiều lang likuk) trong đó, từ song tiết (hai “tiếng”) chiếm một số lượng lớn nhất, sau đó là từ đơn tiết; riêng từ ba và bốn âm tiết chỉ có một lượng rất nhỏ và phần nhiều là những từ vay mượn.
1. Từ đơn:
– Từ một âm tiết (gồm từ đơn tiết và từ song tiết nhưng đã rụng bớt âm đầu)
Ba: mang; maung: nhìn Continue reading

Văn chương & Tư tưởng II-82

Khi tôi nhận biết tôi là Chăm sinh ra tại Caklaing trong đất nước Việt Nam sống bập bênh giữa hai thế kỉ hai mươi và thế kỉ hai mốt, tôi chấp nhận định phận tôi, từ đó tôi dự phóng và hành động trong chân trời khả thể. Tôi nghiên cứu văn chương và ngôn ngữ Chăm, sáng tác thơ tiếng Việt và tiếng Chăm, phê bình trong nỗ lực khai mở vùng đất cho nhiều trào lưu thơ ca cùng tồn tại và phát triển, công bằng và lành mạnh. Dù vô nghĩa, và vô ích – trong vô cùng tháng năm giữa mênh mông vũ trụ này. Thức nhận như thế, tôi vẫn nỗ lực hết mình Continue reading

Thư Tagalau 11


* Bìa 2 và 3 Tagalau 11 – Photo Inrajaya.

*
10 năm đi qua, 10 kì Tagalau có mặt. Vượt bao gian khó, trở ngại để có mặt.
Nói một cách hình ảnh, trên đồi trọc Nam Trung Bộ đầy nắng gió, khi cái cây đầu tiên được cắm xuống đất cằn kia vào mùa Katê 2000, để suốt 10 năm liên tục, 10 cây Tagalau tiếp bước nhau mọc, không ngưng nghỉ. Khiêm cung và kiêu hãnh vươn lên khoảng trời xanh góp mặt với đời.
Ở đó có nhân vật khởi xướng, có người đào đất và ươm mầm, có bàn tay miệt mài tưới nước mỗi ngày, không ít người đứng bên cạnh hay đồng hành ahei khích lệ Continue reading

Ghi chép tháng 9-2010: Sinh nhật Inrasara và Tagalau 11


* Tu sĩ Bà-la-môn – Photo Inrajaya 2009.

1. Mai 20-9-2010, là sinh nhật rồi!
Ngày 20-8 vừa qua, kỉ niệm 19 năm vào làm dân Sài Gòn. Chừng ấy thời gian trôi qua đời người. Bao nhiêu chuyện để nói, để khóc và để cười. Cuối cùng ngoảnh lại: Không có gì đáng nói! Vắng bặt tri âm để cùng chia sẻ. Đành đối thoại với hư vô. Chiều, ngồi cô độc quán quen, lai rai một mình, nghĩ mơ màng về nỗi sống và chết Continue reading

Jaya Bahasa: Nỗi nhớ Bangsa Champa của nữ thi sĩ Chế Mỹ Lan

Trong sinh hoạt văn chương Chăm hiện nay còn khá thưa vắng giọng thơ nữ, sự xuất hiện của Chế Mỹ Lan trong làng văn nghệ Việt Nam như một đóng góp mới cho tiếng nói nữ quyền luận. Với tập thơ đầu tay Em & màu mây qua tháp, NXB Văn học, năm 2008, tác giả đã truyền cảm tới người đọc những tâm trạng thật sâu lắng và chất chứa đầy tình yêu quê hương xứ sở. Đó là nỗi nhớ và nỗi băn khoăn lúc nào cũng hiện hữu.
Được sinh ra và trưởng thành trong môi trường văn hoá Chăm truyền thống Continue reading

Lê Thị Việt Hà: Hành trình cách tân thơ của Inrasara

Trích luận văn Thạc sĩ ngữ văn (Chuyên ngành Lí luận văn học)
Hành trình cách tân thơ của Inrasara, Đại học Vinh – 2009.


* Với Lê Thị Việt Hà tại Khu tưởng niệm Nguyễn Du, Vinh – 2009.

1. Inrasara là đứa con của ngọn gió lang thang cánh đồng miền Trung nhỏ hẹp, của biển khơi trùng trùng bão thét và của đôi mắt tháp Chàm mất ngủ xanh xao (“Đứa con của đất”). Ông là nhà nghiên cứu văn hoá Chăm, nhà phê bình văn học, nhưng trước hết ông là một nhà thơ. Với hai lần đoạt giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam, giải thưởng văn học Đông Nam Á và nhiều giải thưởng khác, ông được coi là một hiện tượng trên thi đàn Việt với không ít những lời ngợi ca nồng nhiệt. Inrasara là tác giả của nhiều tập thơ, trong đó phải kể đến: Tháp nắng, Sinh nhật cây xương rồng, Hành hương em, Lễ Tẩy trần tháng Tư
Khám phá đời sống văn hoá của các dân tộc thiểu số Continue reading

Văn chương & Tư tưởng II-54

Nhiệm vụ của văn nghệ sĩ Chăm là phải thâm nhập, lùng sục vào mọi xó xỉnh nền văn chương [Champa] này, cắm rễ thật sâu đến những vùng tối nhất của nền văn hóa-văn minh này. Nếu không muốn mất gốc, không muốn bị bứng ra khỏi nguồn cội. Đó là điều khó khăn. Càng khó khăn hơn nữa khi người nghệ sĩ sáng tạo hôm nay đang đứng trước bao cơn lốc thất thường của các trào lưu văn chương, triết học từ mọi nơi đổ tới. Khó khăn thách thức nghị lực Continue reading

Mỗi kì một chân dung – 17. Đinh Thị Như Thúy


* Ảnh do Đinh Thị Như Thúy cung cấp.

Không ngờ một nhà thơ đang dạy Phổ thông Trung học ở vùng sâu vùng xa lại nhập cuộc vào cuộc thơ đương đại sòng phẳng như thế. Tập thơ Phía bên kia cây cầu của Đinh Thị Như Thúy suýt đoạt Giải Quỹ Lời vàng Eva (2007) tuyệt đối không có bài “dở”. Nó chứng tỏ tay nghề của nhà thơ sinh ở Huế (1965) hiện đang sống ở vùng đất Tây Nguyên này.
Thuần một trạng thái, thuần một giọng điệu đi suốt tập thơ: Đều đều và từ từ Continue reading