Tiếng Chăm của bạn 06: Ngôn ngữ đa âm tiết


* Bìa 1 tác phẩm Tự học tiếng Chăm.

Tiếng Chăm là ngôn ngữ đa âm tiết (ta hay nói từ có một hay nhiều lang likuk) trong đó, từ song tiết (hai “tiếng”) chiếm một số lượng lớn nhất, sau đó là từ đơn tiết; riêng từ ba và bốn âm tiết chỉ có một lượng rất nhỏ và phần nhiều là những từ vay mượn.
1. Từ đơn:
– Từ một âm tiết (gồm từ đơn tiết và từ song tiết nhưng đã rụng bớt âm đầu)
Ba: mang; maung: nhìn
(a)maik: mẹ; (a)taung: đánh

– Từ hai âm tiết:
Pakak: chặn; mưnwix: người
Tapuk: sách; mưtai: chết

– Từ ba âm tiết:
Ariya: thơ; xaranai: (kèn) xaranai
Jalikauw: ong; baranưng: (trống) baranưng

– Từ bốn âm tiết. Thường thì bộ phận từ này có nguồn gốc Sanskrit.
Mưhexarai: (giờ) hoàng đạo, tốt đẹp
Thampuranư: hoàn thiện hoàn mĩ

Chú ý: Trong cuộc sống ngày thường, người Chăm nói nuốt âm rất nhiều. Đây cũng là điều thường xảy ra trong ngôn ngữ đa âm tiết. Dẫu vậy, nghe, mọi người vẫn hiểu.
Ví dụ: tamưkai (dưa), thường chỉ đọc là “tămkai” hay mưnei (tắm) đọc là “m’nay)…
Vì vậy, nếu trong văn nói mà ta cứ phát âm rõ từng âm tiết một, nhiều khi nghe rất ngây ngô (như trẻ con mới học) và nhất là: không ai hiểu cả.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *