Nói chuyện về Văn chương Chăm

Dàn bài nói chuyện Lớp tiếng Chăm – sinh viên Chăm TPHCM, 18-11-2010

* Lớp học tiếng Chăm – Photo Nguyễn Á.
*
Chuẩn bị tinh thần cho cuộc trao đổi
1. Bố trí bàn theo hình tròn hay vòng cung, là tốt hơn cả.
2. Không gọi Sara bằng “gru”, “thầy”; gặp gỡ nói chuyện là trao đổi hai chiều: song thoại. Nghĩa là không phải chỉ một bên phát một bên nhận đơn thuần.
3. Loại bỏ mọi định kiến đã có về người nói, dù đối tượng nổi tiếng tới đâu hay có vai vế, vai trò quan trọng nào bất kì. Continue reading

Jaya Bahasa: Tưởng nhớ nhà giáo Đàng Năng Quạ

* Nhạc sĩ Đàng Năng Quạ (phải – cuối) trong đợt chuẩn bị cho phim Văn nghệ Dân gian Chăm do Inrasara tổ chức hè 1998.

Nhà giáo Đàng Năng Quạ ( sinh ngày 23-09-1932 mất ngày 28-10-2007), lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo ở làng Hamu Crauk (Bầu Trúc-Phan Rang), một làng quê Chăm nổi tiếng về nghề thủ công làm từ gốm đất. Sau khi tốt nghiệp Trường Quốc gia sư phạm Sài Gòn (khoá 1957-1960), ông được bổ nhiệm dạy học ở tỉnh Quảng Nam. Đến năm 1966, ông chuyển công tác về Phan Rang để cùng với đồng nghiệp là thầy Thành Phú Bá xây dựng sự nghiệp “trồng người” chăm lo việc học tập và sinh hoạt của học sinh Trường Trung học An Phước tiền thân của Trường Trung học Pô-Klong Continue reading

Mỗi kì một chân dung 18. Trần Wũ Khang

Sinh năm 1957, tại Núi Xám, Nha Trang. Thời gian dài lưu trú ở quận Tám, TP Hồ Chí Minh. Đứa con hai dòng máu Chăm – Việt. Viết báo một thời gian, sau đó nghỉ về quê. Anh bắt đầu viết lại vào năm 2004, nhưng đây lại là giọng thơ hậu hiện đại đặc sắc.
Ngôn ngữ thơ Trần Wũ Khang thơ thoải mái, nhịp điệu phóng túng, đề tài thơ đụng chạm trực tiếp vào cuộc hiện thực hôm nay: hộ khẩu và KT3, bán độ bóng đá, cả vấn đề thời sự nóng nhất là nạn khủng bố đang tràn lan khắp mặt địa cầu Continue reading

Inrasara: Fly away, rain

Thanhnien Daily, March 29, 2009.
(Bản Anh ngữ của Thanh niên, dịch từ truyện ngắn “Bay đi những cơn mưa”


* Múa cùng giông tới – Photo Inrajaya.

10 p.m. October. Kate season. Every Kate, it rains, persistently. God seems to overflow. Rain from the tile roof dripped into the porch. The croaking of bull-frogs from the bushes resounded in the house. From afar, the sound of insects. Nearby, the sound of the rain. Switching on the neon light, I half lay down on the sofa, looking out at the night sky through the slightly opened window, listening to the rain fall. Though the door was shut tight, the excited conversations of the men toasting in the main room pierced through the planks, trying to drown out the voices of insects and the rain Continue reading

Trần Hoài Nam: Inrasara, từ quan niệm đến phong cách

Luận văn Thạc sĩ khoa học
PHẦN KẾT LUẬN

Hiện nay, Inrasara đã trở thành một đề tài nóng không chỉ thu hút giới nghiên cứu, giới truyền thông mà còn là mối quan tâm của những người sáng tác. Ở Inrasara, có sự đồng bộ giữa sáng tác và phê bình. Nghĩa là có rất nhiều điều để nói về ông nhưng trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ, chúng tôi đã chỉ tập trung khảo sát từ quan niệm văn chương đến phong cách trong sáng tác và phê bình của Inrasara.

1. Inrasara là một nhà thơ luôn luôn trăn trở về đời, về nghề. Quan niệm văn chương của ông khá toàn diện Continue reading

Tin mới

Inrasara – Từ quan niệm đến phong cách
Là tên Luận văn Thạc sĩ khoa học được Trần Hoài Nam bảo vệ thành công tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, ngày 17-11-2010 với điểm 9,9/10:
Luận văn được Phó Giáo sư – Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Nghĩa Trọng hướng dẫn.

Nội dung gồm 3 phần chính:
– Quan niệm thơ của Inrasara
– Phong cách thơ Inrasara
– Phê bình của Inrasara

Inrasara.com xin chúc mừng vị tân khoa.

Chuyện vui xung quanh chuyện tình Chế Mân – Huyền Trân

Viết để cổ động vụ bàn thảo về chuyện Chế mân…

* Bẽn lẽn – Photo Inrajaya.

4 câu chuyện, 4 lối nhìn về một sự kiện lịch sử nổi tiếng. Kể nghe vui…
Tin thì tin không tin thì thôi.

1. Sử Việt ghi, và cả dân gian hiểu: Vua Champa Chế Mân sánh duyên cùng công chúa Đại Việt Huyền Trân, đổi lại Champa dâng hai châu Ô, Lý làm của hồi môn. Triều đình Đại Việt bất đồng, nhưng vua Anh Tông đã quyết. Chưa đầy một năm mặn nồng, Chế Mân mất. Huyền Trân đúng tục Chăm phải lên giàn hỏa theo chồng. Bên Đại Việt nghe tin, phái Trần Khắc Chung dụng mưu cướp Huyền Trân về Continue reading

Hà Thanh: Lại có thư gởi IDR

Tân Bình ngày 18-11-2010
Thân gởi IDR
Phải giải thích rồi đây. Lần này thôi nhé.

1/. Bạn viết:
– “Anh/ chị cho rằng: ‘nhân vật chính là đứa con của tác giả” là sai rất căn bản’, nhưng anh đọc câu nói của tôi chỉ 1 vế mà vội kết luận vậy thì phí quá. Tôi nói: ‘Và nhân vật chính là đứa con của tác giả. Lời nói của nhân vật hoàn toàn xuất phát từ ý tưởng của tác giả’.”
Tôi viết:
“… tác giả hóa thân vào mỗi nhân vật của mình để nói lên suy nghĩgiọng điệu của chính nhân vật đó. Cách nói càng đặc trưng càng hay” Continue reading

Sonputra: Chăm

* Đăng Tagalau 11.

Giấc mở huyền thoại đưa anh đi/ tìm hình bóng con người
Hay tìm giấc ngủ ngàn thu rơi rụng
Một sáng tựa mình trống lạnh
Nỗi cô đơn lại gõ tim anh
Sống cho mùa đông ấm ấp/ hay mùa xuân bên mái hiên nhà
Từng đoàn người ngơ ngác nhìn, lặng
Hình bóng lai vãng
Vương vãi chốn thị thành Continue reading

Hà Thanh: Gởi Ikan di Ram và…

Tôi đã viết một bài giới thiệu về Chân dung Cát đăng báo 3 năm trước, nay thấy mọi người lại bàn về nó, và đã hiểu sai rất cơ bản. Nhà thơ Inrasara phone cho tôi hỏi có viết được gì thêm không? Nên tôi xin triển khai lại. Theo tôi chỉ cần một ý là đủ.
“Tác phẩm văn học là đứa con tinh thần của tác giả”, nhiều nhà phê bình hay độc giả hiểu như thế là đúng. Nhưng cho rằng “các nhân vật chính là đứa con tác giả” là sai rất căn bản. Đúng hơn phải nói là tác giả hóa thân vào mỗi nhân vật của mình để nói lên suy nghĩ và giọng điệu của chính nhân vật đó. Cách nói càng đặc trưng càng hay. Continue reading