Nghiên cứu khoa học về thơ Inrasara

Công trình gồm 62 trang A4, 32.000 chữ, đã bảo vệ thành công tại Trường Đại học KHXH & NV TP Hồ Chí Minh. năm 2008.
THÔNG TIN: Sau đợt này, tôi lang thang Hà Nội và miền Trung, inrasara.com tạm nghỉ 10 ngày.

LÊ THỊ TUYẾT LAN
TÌM HIỂU THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT THƠ INRASARA

ĐỀ TÀI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Người hướng dẫn khoa học: GV. HỒ KHÁNH VÂN
Chủ nhiệm đề tài: LÊ THỊ TUYẾT LAN
Thành viên: NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG

TP. HỒ CHÍ MINH 2008.

MỤC LỤC

Mở đầu

1. Lí do chọn đề tài
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
3. Mục đích và nhiệm vụ đề tài
4. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu đề tài
5. Giới hạn phạm vi đề tài
6. Ý nghĩa lí luận và ý nghĩa của đề tài
7. Kết cấu của đề tài

Nội dung
Chương 1: Vài nét khái quát về nhà thơ Inrasara
1.1. Cuộc đời
1.2. Sự nghiệp

Chương 2: Phương diện nội dung trữ tình trong sáng tác của Inrasara
2.1. Thế giới hiện thực từ góc nhìn tâm linh
2.1.1. Đời thường đa sắc qua lăng kính tâm linh
2.1.2. Chất tín ngưỡng và niềm tin giải thoát
2.2. Sự phức hợp giữa nét truyền thống và cái nhìn mang tính hiện đại
2.2.1. Chân dung Chăm trong cái nhìn truyền thống
2.2.2. Nhân vật trữ tình trong tâm thế cô đơn
2.2.3. Con người đứng giữa đường biên văn hóa Việt – Chăm

Chương 3: Phương diện hình thức nghệ thuật trong sáng tác của Inrasara
3.1. Những đặc trưng về thể thơ
3.1.1. Thể thơ tự do đậm chất văn xuôi tự sự
3.1.2. Lối thơ vắt dòng và phân cắt
3.1.3. Những thể nghiệm hình thức thơ mới
3.2. Nghệ thuật sử dụng ngôn từ và giọng điệu thơ
3.2.1. Nghệ thuật trùng điệp và sự phá cách của ngôn từ
3.2.2. Những cách tân của giọng điệu
3.3. Phương thức xây dựng hình tượng nghệ thuật
3.3.1. Hình tượng mang tính gián tiếp, song trùng giữa hiện thực và tâm linh
3.3.2. Hình tượng mang tính đồng hiện

Chương 4:
Thơ Inrasara trong tiến trình phát triển của dòng thơ dân tộc thiểu số
4.1. Tiến trình phát triển của thơ Inrasara
4.2. Thơ Inrasara trong tiến trình thơ ca dân tộc thiểu số

Kết luận
Tài liệu tham khảo

Ghi chép tháng 10-2-2008

1.
Ông bạn kể rằng có một anh bên an ninh đưa cho bạn bản photocopy bài viết trên một trang mạng phê phán nặng lời cuốn Chân dung Cát, và hỏi: “Anh nghĩ thế nào?”. Ông bạn trả lời: – “Ông muốn hiểu thế nào thì nó thế đấy”. Katê vừa qua, ghé nhà bạn chơi, bạn mới mang chuyện này ra kể, và kết luận:
– Cái sai lầm của nhân loại là phán xét trí tuệ người khác qua hiểu biết của mình. Continue reading

Thông tin: ĐÁM TANG THÂN MẪU INRASARA

Đám tang thân mẫu Inrasara từ ngày 22-10 đến 25-10-2008 tại Caklaing – Mỹ Nghiệp tỉnh Ninh Thuận.
Bà THỊ CHIỀU, sinh năm 1926 tại làng Caklaing – thị trấn Phước Dân – huyện Ninh Phước – tỉnh Ninh Thuận, đã qua đời vào lúc 10 giờ 25 phút ngày 27-10-2007 tại quê nhà, hưởng thọ 81 tuổi. Tang lễ cử hành tại tư gia, an táng vào chiều cùng ngày tại nghĩa trang làng.

Sau hơn một năm gởi nhờ thần Đất ba nau paywa, đám tang tagok lên vào thứ Tư 22-10, lễ thiêu cuh vào thứ Bảy 25-10.
Xin trân trọng báo cho văn thi hữu và quý bà con anh chị em chia buồn với Inrasara cùng gia quyến. Đồng thời thông tin inrasara.com tạm nghỉ 10 ngày.
Kính
Inrasara.

Lục bát và các dòng thơ lục bát

I. Lục bát
Lục bát, lâu nay ta hay có thói quen xem nó thuần Việt. Nhưng không. Đây là thể thơ gần như của chung của các dân tộc Đông Nam Á. Bởi cơ cấu ngôn ngữ dị biệt nên “lục bát” mỗi nơi phát triển mỗi khác. Ngay từ cuối thế kỉ XVI – đầu thế kỉ XVII được ghi nhận là thời điểm ra đời của sử thi Akayet Dewa Mưno, lục bát Chăm đã rất chuẩn mực. Trước đó nữa, trong panwơc pađit ca dao Chăm, lục bát là thể thơ được độc quyền sử dụng. Chăm gọi nó là thể ariya. Thử xét qua lục bát Việt và Chăm. Continue reading

Thời hoàng kim của cơ chế

Phát biểu tại Càphê Sách về Thời hoàng kim của Vương Tiểu Ba, Lê Thanh Dũng dịch,
NXB Văn học, 2008.
Công ty sách Phương Nam, Sài Gòn, 28-3-2008.

Thời hoàng kim của Vương Tiểu Ba đẩy người đọc rơi vào một xã hội man khai hiện đại. Vừa giả tạo vừa phi nhân.
Chúng bắt đầu từ nhận thức “sáng suốt” của “lãnh đạo” đội trưởng. Continue reading

Làng Chăm Mỹ Nghiệp – Ninh Thuận tổng kết lớp học trống Ginơng.

Được sự hướng dẫn, giúp đỡ của Ông Thiên Sanh Sở – một nhân sĩ người Chăm, gốc Mỹ Nghiệp, ở làng Hiếu Thiện – Ninh Phước và một số nghệ nhân Chăm, lớp học đánh trống Ginơng làng Chăm Mỹ Nghiệp đã khai giảng vào ngày 28-7-2008 và bế giảng vào ngày 5-10-2008.
Có 17 học viên tham dự lớp học với đủ thành phần Continue reading