Ghi chép tháng 11, kì 02.

KINH NGHIỆM VIẾT – KINH NGHIỆM SỐNG hay
Nghĩ từ tình bạn đổ vỡ giữa Sartre – Camus.

Lúc này ở Việt Nam đang mở các hội thảo bàn luận về nâng cao tính chuyên nghiệp trong sáng tạo văn học. Trong sinh hoạt văn chương chữ nghĩa, kinh nghiệm của Faulkner với Sartre, của cá nhân tôi về vài phê bình thiếu thiện chí cũng có thể xem là phần của một cách thế nâng cao tính chuyên nghiệp. Continue reading

Bảo tồn văn hóa Chăm đã đi đến đâu?

Văn hóa Champa, sau hai trăm năm không được vun xới, bồi đắp đã lụi tàn rất nhanh, bởi sự vô tình của thời gian và cả vô tâm của con người. Dù từ hơn trăm năm nay, nhận thấy nguy cơ tiêu vong của nền văn hóa ấy, nhiều nhà nghiên cứu, nhà khoa học trong và ngoài nước đã đổ công sức, trí tuệ vào việc phục dựng khuôn mặt của nó, nhưng các thành tựu đạt được vẫn còn khá khiêm tốn so với thực tế yêu cầu. Continue reading

Quỳnh Xuân: Thơ

Thầy

Nắng loang lổ những con đường
ngày xưa tới lớp
Năm năm, mười năm…
Hình như dài hơn thế nữa
Vẫn dáng thầy tận tụy sớm trưa
Mưa trắng xóa cả đường quê
Vẫn dáng thầy lặng lẽ Continue reading

Phượng Hoàng: Inrasara, chàng trai Chăm gieo chữ trên luống cày…

Inrasara tên thật là Phú Trạm. Anh sinh năm 1957 tại Ninh Thuận. Hiện tại anh sống ở TP Hồ Chí Minh và là người viết tự do. Inrasara từng đoạt nhiểu giải thưởng văn học trong nước và 2 giải thưởng quốc tế (giải thưởng Văn học ASEAN 2005 và giải của Trung tâm lịch sử và văn minh Đông Dương thuộc Đại học Sorbonne trao cho công trình: Văn học Chăm. Continue reading

Trần Can: Văn 13 – Ma Hời …

Ngôn ngữ được dùng như thói quen, và đôi khi lạ lùng vì cách diễn tả trở nên phong phú mà thói quen ấy mang lại. Ta gọi đất nước Champa, nhưng lại gọi tháp Chàm, xây lên những tháp Chàm kì vĩ lại là người Chăm, và người Chăm xưa khi chết đi lại biến thành ma Hời. Continue reading

Trầm Ngọc Lan: Chân dung đồng một vụ

Truyện ngắn.

Ông già nông dân mặt thoáng buồn, đổ ít rượu trong ly xuống đất, lẩm bẩm:
– Hai năm nay trời ác quá, mất liên tục mấy triệu, mới gieo mưa nó đổ xuống cào sạch… gieo lại… nắng đến hai tháng mới mưa, chết hơn phân nửa. Thằng con lên rừng kiếm ít bằng lăng lại bị kiểm lâm giữ, bò, xe hiện ở trên hạt… Ramưvan này không biết xoay sở sao… Continue reading

Chi chép tháng 11-2008.

Một nhà văn được đánh giá qua 4 điểm cốt yếu:
[1] Nhà văn có tư tưởng nào mới không, hoặc nêu vấn đề cốt tủy của dân tộc, đất nước và thời đại không? [2] Họ có nhiều tác phẩm, để mở rộng và đào sâu tư tưởng/ vấn đề đó không? [3] Ông/ bà ta có khám phá bút pháp nào mới, để thể hiện tư tưởng/ vấn đề đó? [4] Cuối cùng là sự suy tư về nghề, để tránh cho nhà văn viết một cách nghiệp dư, tiến tới lao động mang tính chuyên nghiệp. Continue reading

Bàn tròn văn chương Ban văn học dân tộc, kì 1.

Inrasara
Hội Nhà văn Việt Nam – Ban văn học Dân tộc

BÀN TRÒN VĂN CHƯƠNG
KÌ 1

Hà Nội, 4-11-2008
Ban văn học Dân tộc gồm 7 thành viên:
Y Phương: Trưởng Ban.
Inrasara và Dương Thuấn: Phó ban.
Thành viên: Cao Duy Sơn, Vương Trung, Lò Cao Nhum.
Vắng mặt: Đỗ Thị Tấc.

Thảo luận xung quanh các vấn đề về văn học dân tộc thiểu số Việt Nam năm qua. Continue reading