TRÍ THỨC CHAM, 5 BÀI HỌC CĂN BẢN

[Hãy là đàn ông, hãy truyền năng lượng tích cực ra xung quanh]

Cham đa phần thật thà, dễ tin người. Thế nên một khi bạn đánh mất niềm tin thì khó mà lấy lại. Một lần bất tín, vạn lần bất tin. Nhập cuộc Cham, muốn đi đường trường, bạn cần thuộc 5 bài học sau.

[1] Không lừa dối

Chức sắc trẻ kể vụ việc ở Sang Mưgik Văn Lâm ngày 29-4-2021, tôi nói, chuyện không đáng tin, vì thiếu bằng chứng; riêng bản thân người kể từng có phốt viết dối. Làm và nói dối, bà con nhắc không sửa, mà còn tái phạm. Do đó ngay cả khi bạn kể thật, lời thật ấy vẫn tạo nghi ngờ.

Continue reading

Nghĩ-101. GIỎI, GIÀU ĐỂ LÀM GÌ?

[về tinh thần ‘Bhap ilimô’]

Tố Hữu: “Núi cao nhờ có đất bồi/ Núi chê đất thấp, núi ngồi nơi đâu…”

Ta mới rủng rỉnh túi, vừa nho nhoe thạc sĩ, hay ta mới được vài bài báo nhắc đến mà vội nghênh mặt lên nhìn trời. Ảo rằng ta trí thức, ta văn hóa, mà có biết đâu đấy chỉ là món:

Bilok li-u iku bamông/ Njrung gaup tapông laic ilimô’:

Sọ dừa – đuôi chót của quày/ Hùa nhau mang vác bảo văn hóa đây”.

Tầm ấy, Pauh Catwai mới giơ ‘gai gru’ lên, đã chạy mất giày!

Continue reading

Chuyện văn chuyện đời-16. NHÀ VĂN LẬP KHÔNG BIẾT LẬP HỒ SƠ-bis…

Nhà văn Việt Nam không biết lập hồ sơ về mình, Nguyễn Hưng Quốc nói thế. Muốn viết cho hết ngọn ngành về một nhà văn Việt, cực khó, nhà phê bình phải làm công tác sưu tầm.

Ngoài kia, nhà văn Tây nó khác, họ luôn có sẵn, cứ vào đó mà khai thác. Như Dostoievski, từ đống thư từ đầy lỗi ngữ pháp của ông, Gide đã viết một tác phẩm để đời.

Continue reading

Nghĩ-100. TÔI GIÀU CỠ NÀO?

[hay. Thế nào là bố thí Ba-la-mật?]

Trong khi lứa bạn học trò chơi, tôi chơi kiểu khác: Lang thang vào các palei Cham sưu tầm và chép văn bản. Có, tôi cho đi: – là Tài thí.

Vào đời, trong lúc các bạn vui với rượu bia, tôi suy tư về “Văn hóa Cham nhìn từ Cham” để giải minh “ẩn ngữ” cho bà con, chức sắc: – là Pháp thí.

Quốc Hội thông qua Dự án Nhà máy Điện hạt nhân, sinh linh Cham lo sợ, tôi đứng TRỤ mở cuộc thảo luận về nó: – là Vô úy thí.

Đừng nghe những gì Sara nói… – tôi ưa đùa thế.

Continue reading

Đường về Cham. CHAM, VIỆT NAM & THẾ GIỚI [trích]

Cuối cùng, một Cham ở tương lai cần nhập cuộc về hướng mở, và nâng tầm lên: Từ CHAM hòa đồng VIỆT NAM hội nhập THẾ GIỚI. Thế nào?

[1] Người ngoài nhìn Cham

Ý kiến của 2 sử gia Việt: Nguyễn Thành Khôi và Trần Trọng Kim: Các cụm từ được gán cho Cham xưa: “người đi biển”, “tên cướp biển” “hung hãn và gan dạ”, “hiếu chiến và độc ác”, “quậy phá”, “quấy nhiễu”…

– Hiểu, tôi dành 3 trang để giải minh.

[2] Cham tự nhìn mình

Continue reading

Đường về Cham. SAO GỌI LÀ 3 CHÂN KIỀNG?

Champa mất, tuy thế hơn 200 năm sống xen cư và cộng cư với người Việt, Cham chưa từng đánh mất bản sắc, nói chi bị đồng hóa. Đó là nhờ 3 chân kiềng: Kí ức lịch sử, ngôn ngữ chữ viết & tôn giáo dân tộc. Nó làm nên sức mạnh nội tại của tinh thần văn hóa Cham (Văn học Cham khái luận-1994).

Tôi đã hiểu như thế, từ rất sớm.

[1] Kí ức lịch sử

Continue reading

Inrasara-TV-27. ÂM NHẠC CHAM Ở ĐÂU?

Âm nhạc Cham lớn, nhiều người nói thế. Còn lớn thế nào, lớn ở đâu không ai biết. Các nhà nghiên cứu, từ Thái Văn Kiểm, Phạm Duy đến Trần Văn Khê vẫn vậy.

Chớ hỏi, hôm nay có ai cầm lên công trình để nhận diện Âm nhạc Cham không, trong khi văn học Cham thì đã?

Năm 1998, tôi tập hợp nghệ nhân, chức sắc-nghệ sĩ thu âm ghi hình, sau đó tổ chức 2 Đêm Âm nhạc dân gian Cham [nguyên bản] đầu tiên ở Chakleng. Thấy gì? Và đâu là những kiêng kị? Chức sắc nào có thể trình diễn?

Continue reading

Nghĩ-94. TẾT CHAM, TẠI SAO?

“Văn hóa Cham nhìn từ Cham” giải quyết được tất cả mọi vướng mắc!

Ở Rija Nưgar vừa qua, thầy giáo PTCS người Việt, hỏi tôi:

– Nếu học sinh của em hỏi, tại sao tháp thì “tháp Chàm” còn dân tộc lại là “người Chăm”, chú trả lời thế nào? Môt câu thôi, ngắn gọn nhất để các em có thể hiểu và chấp nhận được. Tôi nói:

– Đơn giản lắm, Chàm là từ cũ, Chăm là tiếng mới.

Continue reading

Nghĩ-92. 4 NĂM HỘI ĐỒNG ANH KẾT NỐI, CHAM ĐƯỢC GÌ?

Những bộ mặt nghiêm trang nghiêm nghị

tôi thấy chúng thật nghiêm trọng

những bộ mặt cứng đơ nấp sau tấm màn trang trọng

chúng đang làm chết văn hóa và làm thứ văn hoá chết

(Inrasara, “Phác thảo ở biển Vũng Tàu”, 2002)

Sáng 26-4-2023, anh Chung Hoàng đại diện Hội đồng Anh hẹn tôi với tư cách “cố vấn” giai đoạn làm cái phỏng vấn sơ kết 4 năm triển khai dự án Di sản kết nối ở cộng đồng Cham Ninh Thuận.

Continue reading

MÚA PHỒN THỰC, THẾ LÀ THẾ NÀO?

Một điệu múa cổ xưa còn truyền lưu đến tận hôm nay. Một điệu múa huyền ảo và vui vẻ, trần tục mà linh thánh. Múa lễ ở đời thực đã hay, nghệ sĩ Cham diễn trên VTV1 càng đẹp, không chê vào đâu được. Có mỗi ngôn từ làm sạn phim.

Dịch không phải không cần thiết, tội là ta dịch mà không cần đến văn hóa tra cứu? Hết Múa phồn thực, đến Múa Âm dương – là sao?

Continue reading