Trần Quỳnh: Inrasara và những câu chuyện đời

Inrasara đã từng cho rằng: “Thơ dân tộc thiểu số nước ta vừa đi vừa ngủ”, nhưng có lẽ khi người ta đọc thơ anh thì họ sẽ không đồng ý với anh về nhận định này. Người ta gọi anh là huyền thoại, là một hiện tượng đa dạng, là kì nhân, là thi sỹ tài hoa… nhưng tôi muốn gọi anh là: “người lấp đầy những khoảng rỗng”. Tại sao vậy? Bởi đến với thơ anh tôi mới thấy trong mình còn đầy những khoảng rỗng và anh là người lấp đầy. Đến với thơ anh tôi hiểu con người anh hơn, một người luôn đặt mình vào khoảng rỗng để tự lấp đầy. Continue reading

Shiva, ý nghĩa của phá hủy và ý hướng sáng tạo

Trong kho tàng nghệ thuật điêu khắc Champa, tượng thần Shiva chiếm số lượng và vị trí vượt trội. Sự vượt trội này thể hiện ngay cả trên bi ký.
Trong 128 bi ký được tìm thấy dọc dải đất miền Trung Việt Nam, có 92 minh văn đề cập hay tôn vinh Shiva và hóa thân của Ngài, 5 minh văn về Brahma, 3 về Vishnu, 7 về Phật và 21 chưa được xác định (theo P. Mus). Continue reading

Góp nhặt sỏi đá – Kì 2.

GÓP NHẶT SỎI ĐÁ
Kì 2.

7. Trở lại luận điểm ban đầu: thế đã rõ là nhà thơ là người ủng hộ sự thể nghiệm, bất kì thể nghiệm nào? Và như thế: Theo nhà thơ cứ để cho bọn trẻ tự do!?
– Đúng, cứ để cho họ dọc ngang thoải mái thể hiện: sáng tác, ra sách, giao lưu trao đổi, hay trình diễn thơ gì gì khác. Thứ nhất, cấm thì gây thêm tò mò cho người đọc; thứ hai, ở đó mà cấm với chả cấm trong thời buổi bùng nổ thông tin này! Continue reading

Góp nhặt sỏi đá hay Thử nhặt các nhầm lẫn lặp đi lặp lại trong nhìn nhận về thơ hôm nay.

Bản mới và đầy đủ.

GÓP NHẶT SỎI ĐÁ
Thử nhặt các nhầm lẫn lặp đi lặp lại trong nhìn nhận về thơ hôm nay.
Kì 1.

Các loại thơ thử nghiệm dị hợm – Trào lưu lỗi thời đã bị thải ở phương Tây – Chúng hoàn toàn xa lạ với truyền thống văn hóa Việt Nam – Không thể vượt qua rào cản của người đọc – Thơ cần tự nhiên, giản dị và thành thật – Vài sự sáo mòn đồng bộ của sáng tác trẻ – Các nỗ lực cách tân nhưng chưa tới – Bất cập và tùy tiện của nhận định – Phê bình “lập biên bản” của Inrasara – Thừa và thiếu của Văn nghệ trẻ – Nỗi chưa đủ cô đơn nhảm nhí. Continue reading

PANWƠC PAĐIT

PANWƠC PAĐIT

Kadha yaw amaik ru ai
Jang ragơm nan amaik ru mei kal xit
Mei tamư ding – panwơc ru lihik dhit.

Ai yuw dađơp bbauk
Luc ar harơk pala palei
Ariya xamưng oh palwơ truh mưyut drwai.

Blauh ai nau
Ppachang mei grơp kawơk jalan akieng darak
Dwix palak takai ka o wơr alauk danrak
Pahwai pahwai. Continue reading

Thơ Việt, từ hiện đại đến hậu hiện đại 03. Nguyễn Tôn Hiệt

Trích chuyên luận: Thơ Việt, từ hiện đại đến hậu hiện đại.
*
Thực hiện thơ với Nguyễn Tôn Hiệt.

Anh đã thử bao nhiêu loại thơ. Từ thơ “diễn văn” đầy đủ kính thưa với trân trọng cám ơn đến thơ “từ điển” cập nhật các mục từ mới với lối định nghĩa chói tai, lạ lẫm; thơ khai lí lịch không giống ai đến thơ “danh từ”. Để diễn tả nỗi tạp nham, hỗn độn của thế giới. Của cõi người ta. Của lúc nhúc sinh phận trăm năm xẹt qua khoảng bao la vũ trụ. Continue reading