Thơ Việt, từ hiện đại đến hậu hiện đại 18. Lê Thị Thấm Vân

Trích chuyên luận: Thơ Việt, từ hiện đại đến hậu hiện đại.
*
Lê Thị Thấm Vân, tiếng thơ nữ quyền hậu hiện đại.

Như đa số người nữ viết văn làm thơ, Lê Thị Thấm Vân khởi sự viết bằng ý thức về bản thân và qua những gì xảy ra xung quanh thân thể mình. Đó là “bài học vỡ lòng” giúp nhà thơ nhận thức thế giới. Vỡ lòng qua từng mốc thời gian: Năm mười ba tuổi, năm mười lăm tuổi, rồi:

Trong đêm đen
năm mười bẩy tuổi
lần đầu tiên
khám phá ra thân thể kì lạ của người đàn ông
sau nụ cười-giọt nước mắt (tự) dâng hiến Continue reading

Hoàng Nguyên: Inrasara, một phong cách thơ trong Tháp nắng.

Inrasara, cái tên còn xa lạ lắm đối với nhiều độc giả Ninh Thuận vốn rất yêu thơ. Song độc giả cả nước đã “chuyện trò” với anh qua những bài thơ được đăng tải rải rác trên các báo và tạp chí văn học ở trung ương và tại TP Hồ Chí Minh. Và mới đây, Inrasara đã chính thức trình làng với tập thơ Tháp nắng (NXB Thanh niên, 1996), tập hợp những bài thơ anh viết từ những năm 70 đến nay.

Trừ một số bài thơ anh viết vào thời kỳ đầu còn nặng nề trong diễn đạt ngôn ngữ và day dứt, giằng xé trong ý tưởng, bởi theo lời anh tâm sự: “Vừa bước sang tuổi hai mươi, tôi như bị chìm nghỉm trong bòng bong của bao nhiêu trào lưu nghệ thuật và hệ tư tưởng. Tôi viết giữa sự rối mù của nhiều luồng tư tưởng mà tôi tiếp cận từ rất sớm” (Trả lời phỏng vấn của Đài Tiếng nói Việt Nam). Nhưng đến những bài thơ anh viết trong những năm gần đây, Inrasara đã dần định hình cho mình một phong cách thơ theo hướng trí tuệ và hiện đại. Những câu thơ như:

Lại xanh trong tôi – dù rừng đã cháy
Lại chảy trong tôi – dù sông đã chết
Chợt hanh lại cát – chợt buồn lại ru
Chợt duyên lại em – chợt hoang lại tháp

được nhà thơ Trúc Thông xem là có bút pháp của thơ hiện đại.

Là một trí thức người Chăm, (thôn Mỹ Nghiệp, thị trấn Phước Dân, Ninh Phước), công việc chính của Inrasara là nghiên cứu khoa học. Anh hiện đang công tác tại Trung tâm nghiên cứu Việt Nam-Đông Nam Á, thuộc trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Tp. Hồ Chí Minh. Anh là tác giả của 5 công trình nghiên cứu về ngôn ngữ và văn chương Chăm; trong số này, công trình Văn học Chăm – khái luận đã được CHCPI (Đại học Sorbonne – Pháp) trao giải thưởng về nghiên cứu năm 1994.
Cũng vì Inrasara là người dân tộc Chăm nên khi đọc tác phẩm thơ Tháp Nắng, nhiều độc giả cho rằng anh viết “Việt” quá. Nhưng theo anh, tự thân ngôn ngữ là đối thoại, và trước hết là đối thoại với những người sống xung quanh mình và cùng sử dụng một thứ tiếng với mình.
Năm nay mới vừa tròn 40 tuổi – cái tuổi quá già của một vận động viên thể thao, nhưng vẫn là quá trẻ đối với những ai đang hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật. Chúng ta hy vọng nhiều ở Inrasara trên con đường sáng tác thơ ca, bởi anh đang viết rất khỏe với một hồn thơ đang sáng mở, đầy hứa hẹn.
*
Báo Ninh Thuận, Xuân 1997.

Ghi chép tháng 3-2009

1. Ra Bắc, rồi từ Hà Nội lên xe đò đi Thái Nguyên gặp anh bạn thơ: Võ Sa Hà. Bạn đang rất buồn. Uống rượu trưa anh chị em văn nghệ Thái Nguyên, cơm chiều nhà bạn, tối cà phê bờ sông Cầu, con sông nổi tiếng mà mình chỉ biết qua trang sách thuở nhỏ. Chuyện vu vơ và nhìn trời mưa bụi bay mù trời đêm. Một nỗi buồn này gặp một cõi lòng buồn khác, ờ, thì cũng đủ lãng quên đời. Continue reading

Đối thoại hậu hiện đại

Phần kết chuyện luận: Thơ Việt, từ hiện đại đến hậu hiện đại.
*
5 năm nhập lưu hậu hiện đại: sáng tác, phê bình và nói chuyện, nhiều câu hỏi đặt ra với tôi. Vài trăm câu hỏi, nhưng chung quy tất cả đều có thể đúc kết lại thành hệ thống phản biện khá cố định. Cuối tháng 2-2009 vừa qua, nhân cuộc nói chuyện với sinh viên Khoa Sáng tác & Lí luận – phê bình, Trường Đại học Văn hóa ở Hà Nội, Continue reading

Nhã Thuyên: Buổi diễn giảng của thầy Inrasara

[Mến tặng anh Sara, người, vô phước thay, mấy lần hẹn mà em nhỏ [N.T] chưa dịp gặp
Để cổ vũ thêm lòng hân hoan của anh với Hậu hiện đại made in Vietnam
Và bày tỏ lòng hân hoan của một người trẻ Việt Nam, chuyên viết văn, làm thơ tiệm cận hậu hiện đại
Bài viết này là sản phẩm mang tính ứng tác, có lẽ nó có cảm thức hậu hiện đại, nhưng chưa kịp sinh thành thủ pháp, hehe
] Continue reading

Văn chương 2008: 10 tác phẩm tôi chọn, kì 2.

VĂN CHƯƠNG TIẾNG VIỆT NĂM 2008 – 10 TÁC PHẨM TÔI CHỌN
Kì 2. VĂN XUÔI
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/culture/story/2009/02/090226_inrasara_literature_part2.shtml

Năm 2008, nếu thơ với ưu thế thể loại – dễ thử nghiệm, dễ xuất bản, “dễ” đọc và dễ bàn – đã tạo nên sự sôi động nhất định trên văn đàn thì văn xuôi có vẻ trầm lặng hơn. Thi thoảng nó được dư luận chú ý, không bởi chính tác phẩm mà do sự cố ngoài văn chương. Trong đó, chuyện thu hồi là một. Thì vẫn là vấn đề muôn thuở của văn chương Việt Nam! Nhưng không phải vì thế mà các người viết văn xuôi đã thiếu nỗ lực thử nghiệm và khai phá.

6. Mưa mặt nạ (NXB Văn nghệ, TP Hồ Chí Minh)
“Chiều hôm ấy, gió thổi mạnh qua làng…”. Nhật Chiêu bắt đầu truyện đầu tiên của tập truyện như thế. Như muôn ngàn truyện [cổ điển hay hiện đại] khác chúng ta từng bắt gặp. Không có các tình tiết hấp dẫn liên diễn hòng lôi cuốn người đọc theo dõi truyện, không có chuyện tình lâm li làm ta xúc động đến ứa nước mắt, cả thuyết thoại dông dài về hiện thực xã hội khiến ta suy ngẫm hay suy diễn cũng không mà là: “bầu trời liên tục đổi mặt nạ của mình”. Continue reading

Truyện thơ Chăm trong Tổng tập…

Viện Nghiên cứu văn hóa thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam
Chủ trì bộ sách Tổng tập văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam
Hội đồng biên tập gồm có:
– Chủ tịch: Gs. Ts. Nguyễn Xuân Kính
– Phó Chủ tịch: Ts. Vi Quang Thọ.
– Các ủy viên là: nhà thơ Cao Sơn Hải, nhà thơ Inrasara, nghệ nhân Điểu Kâu, Gs. TsKH. Phan Đăng Nhật, nhà thơ Hùng Đình Quý, Gs. TsKH. Tô Ngọc Thanh, nhà văn Y Điêng.

Tập 21 của Tổng tập là
TRUYỆN THƠ
Ở tập này, hai tác phẩm cổ điển Chăm được hân hạnh góp mặt là”
Ariya Cam – BiniAkayet Um Mưrup
Do nhà thơ Inrasara sưu tầm và biên dịch.
Tác phẩm ấn hành do NXB Khoa học Xã hội, Hà Nôi, 2008.
In 500 bản, khổ 16 X 24 cm, không đề giá bán.

Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.