Người Chăm có thông minh không? – Gợi mở vấn đề 01

Chúng ta cần xác định: người Chăm thông minh.
Bởi đơn giản, ai bảo dân tộc mình không thông minh thì kẻ đó sẽ bị cho là bôi nhọ dân tộc, nói xấu hay miệt thị dân tộc mình. – Không gì dại hơn. Chỉ nên đặt câu hỏi: Chăm thông minh như thế nào? Thông minh tới đâu?
Muốn trả lời được câu hỏi này, ta thử so sánh Chăm với dân tộc Do Thái.

1. Tại sao lấy dân tộc Do Thái ra so sánh Continue reading

Phi Toàn: Kẻ khốn nạn

rượu…
Có những ly phải nài nỉ bạn bè dùng chung
Có những ly phải gắng nuốt một mình
Vài ly khác lại như bị lãng quên, chẳng còn chút vị đắng cay

nhạc…
Ca sĩ nhiều khi phải hát bài mình không thích
Cho người hay cho mình
để tồn tại Continue reading

Nguyễn Trường Thăng

Chuyện gạch ngói tưởng là quá đơn giản, thật ra không đơn giản chút nào.
Trước hết phải trả lời các câu hỏi : Gạch ngói xuất hiện khi nào? Các loại lò nung gạch? Nhiệt độ nung?
Nếu không có người nghiên cứu trước, ta cũng chẳng biết đâu mà lần. May mắn thay ngày nay có Internet, chúng ta tìm thông tin không khó lắm. Qua bài viết “Brick” (Gạch) của Wikipedia chúng ta biết gạch bùn xuất hiện từ 7500 trước Chúa Giêsu ra đời tức cách đây gần 10.000 năm tại vùng sông Tigris Đông Nam xứ Anatolia. Loại gạch ở thành Giêricô nay thuộc nước Palestina có niên đại từ 7000 đến 6,395 trước Chúa Giêsu. Gạch phơi nắng ở thành Ur cách đây 6000 năm tức 4000 năm trước Chúa Giáng sinh Continue reading

Văn chương & Tư tưởng – Heidegger 04

Tư tưởng không vượt bỏ siêu hình học bằng cách leo lên cao hơn, phủ trùm lên và siêu vượt siêu hình học theo thể cách này hay khác; tư tưởng vượt bỏ siêu hình học bằng cách đi xuống tận cái gần gũi của cái gần gũi nhất. Sự đi xuống, đặc biệt ở nơi nào mà con người đã lạc bước trong hướng vọng lên cao với tư cách chủ thể tính, thì khó khăn và nguy hiểm hơn sự đi lên.
Sự đi xuống dẫn đến nỗi bần hàn của xuất tính của nhân tính con người.

Thinking does not overcome metaphysics by climbing still higher, surmounting it, transcending it somehow or other Continue reading

Mỗi kì một chân dung 27: Ngô Nhân Đức


Thi sĩ là kẻ ám ảnh bởi chữ. Trăm chữ, vài chục chữ, thậm chí vài chữ. Chúng làm thành định mệnh thơ của thi sĩ. Với Ngô Nhân Đức, đó là “giấc mơ”. “Giấc mơ” ám ảnh và bật ra bất ngờ, tuôn tràn vào thơ anh, hoàn toàn không cố ý.
Quan hệ khắng khít với “giấc mơ” là “giấc ngủ”. “Đêm mộng du và đêm không ngủ”. Lắm lúc muốn thoát khỏi giấc mơ, tôi cố “ru giấc ngủ”, nhưng vẫn không thể. “Mỗi giấc ngủ của tôi đều bắt đầu sau 3h sáng” Continue reading

Văn chương & Tư tưởng II-69

Thiếu, không phải người viết văn làm thơ hôm nay chưa thâm nhập đầy đủ vào thực tiễn cuộc sống của quần chúng lao động; không phải do chúng ta dốt, không đọc nhiều, kém tri thức về các trào lưu văn chương thế giới; không phải bởi thế hệ mới còn quá mỏng kinh nghiệm; càng không phải thời đại bận rộn tiêu mất quá nhiều thời gian của người viết, mà thiếu, nguyên nhân chính – sâu xa và nền tảng hơn, như là nguyên nhân của nguyên nhân – do kẻ sáng tạo chưa đầy đủ cô đơn Continue reading

Vương Tâm: Nõn nà vú Chăm

bài đăng website Hội Nhà văn TP.

Người đòi chôn mình ở Mỹ Sơn khi chết

Có lẽ tôi bắt đầu hiểu ra, vì sao bao đời nay người đời đang cố gắng bằng mọi giá để giữ lấy cái hồn cốt đầy bí ẩn của những toà tháp Chăm rêu phong và đang đổ nát với thời gian. Người đầu tiên được nêu danh, đó là Kazic, một một kiến trúc sư Ba Lan nổi tiếng thế giới. Ông đã làm tất cả vì Mỹ Sơn, mặc cho bom đạn từ thời chiến tranh còn sót lại rắn rết và nước độc Continue reading

Văn chương & Tư tưởng III-54

“Để phục vụ cho đất nước, nhà văn không có cách nào tốt hơn là viết văn với sự nghiêm túc và lòng thành thật tối đa. Nhà văn chứng tỏ sự nghiêm túc và lòng thành thật của mình bằng cách đặt thiên chức của mình vào vị trí ưu tiên và bằng cách tổ chức cuộc sống của mình sao cho phù hợp với công việc sáng tạo. Văn chương là sự trung thành đầu tiên, trách nhiệm đầu tiên, nghĩa vụ đầu tiên của nhà văn.”
Trong tiểu luận ấy, Mario Vargas Llosa còn đưa ra một so sánh rất sâu sắc Continue reading

Đặng Bá Tiến: Nỗi nhớ đại ngàn

Bút ký
Báo Lao Động, số Tết 2011.

“Đêm nghe tiếng lá rơi bỗng nhớ đại ngàn”
Tôi chẳng nhớ câu thơ trên là của tác giả nào, mình đã đọc ở đâu, đã thuộc từ bao giờ. Chỉ biết nó đã “nằm lòng” trong tôi từ lâu lắm rồi. Lâu đến mức ngỡ như đã quên nó. Vậy mà đêm nay, một đêm khó ngủ, nằm nghe trời đất chuyển mùa, tôi bỗng nhận ra tiếng lá của cây đa cảnh ngoài cửa sổ rơi khẽ khàng xuống mặt đất. Và rồi câu thơ trên vụt hiện trong trí nhớ Continue reading