Thơ Đổi mới, hành trình chuyển một hướng say

(Phác thảo cho chuyên luận Mười lăm năm thơ đổi mới)
Một phần bài này đã được in trên báo Văn nghệ, 21-2-2009.

1. Đó là thế hệ thơ có một định phận kì lạ. Người ta vội đặt cho nó cái tên: thế hệ gạch nối, thế hệ đệm. Và bao nhiêu hạn từ phái sinh nhợt nhạt khác.
Đất nước mở cửa, đổi mới, khi văn nghệ được cởi trói, nhà thơ thế hệ mới làm gì để khởi sự cuộc viết? Cụ thể hơn, họ viết thế nào? Continue reading

Trần Can: Thơ 16 – Vĩnh hằng

Champa trong tôi…
… là tưng bừng tiếng trống Baranưng, tiếng trống Ginơng mùa lễ hội
… là tiếng đàn Kanhi thiết tha như giọng nói
… là tiếng kèn Saranai buồn như bóng tối
… là những bài thơ tuyệt vời
… của chàng thi sĩ Sara

Champa trong tôi
… là những palei nhỏ và buồn
… ngày xưa khép lại bên lề thế giới
… những đường mòn và bóng người lầm lũi
…. thầm lặng đi về giữa quê hương

Champa trong tôi
… bước ra từ truyền kì lịch sử
… hồn tàn phai màu tháp cổ
… trái tim đập nhịp vĩnh hằng.

Thơ, thay đổi để tồn tại

Tạp chí Tia Sáng, 5-4-2009.

1. Chủ nghĩa hiện đại manh nha từ C. Monet, xuất phát từ quan niệm. Ông cho rằng sự vật biến đổi theo ánh sáng và bị tác động bởi chuyển động nhanh. Năm 1863, bức họa Bữa ăn sáng trên cỏ của E. Manet “gây ra một cuộc tranh luận sôi nổi giữa những người bênh vực truyền thống kinh viện và các văn nghệ sĩ trẻ” (Fragonard, 1997). Gần mười năm sau, khi trưng bày bức Ấn tượng, rạng đông (1872), Monet đã gây sửng sốt cho giới thưởng ngoạn hội họa thời ấy. Continue reading

Thơ tự do diễn tả thoải mái ý tưởng của mình

Xuân Quỳnh thực hiện.

Xin chào nhà thơ, nhà phê bình Inrasara, chúc mừng sự ra đời của tập tiểu luận Song thoại với cái mới của ông.

1. Chưa đủ cô đơn cho sáng tạo có phải là “dấu chân phía trước” của Song thoại với cái mới không, hay nó là một bộ phận làm nên một hình hài biết song thoại với cái mới? Những cái mới mà ông đề cập đến trong tập tiểu luận này là gì?
Inrasara: Chưa đủ cô đơn cho sáng tạo là một hụt hẫng của suy tư nền tảng và toàn diện về vấn đề trung tâm/ ngoại vi của văn chương Việt hôm nay. Song thoại với cái mới làm đầy đủ nó. Continue reading

Trao đổi văn học

Đây là trao đổi qua lại giữa Inrasara và phóng viên báo tiếng Anh ở trong nước (tạm viết tắt là TL). Bản tóm lược đã được dịch và in trên Thanhniennews Daily. Nay xin đăng lại bản “nháp” đầy đủ để làm tư liệu.
Inrasara
*
Dear Inrasara
You have spent your whole life and career learning, writing about, and promoting Cham culture and literature. So can you give me a sense of the Cham writers now? What are they particularly good at? What are their weaknesses? And their concerns? Are they similiar to you in any way? I want to ask you some more things: Continue reading

Vĩnh Nguyên: Đồng vọng Saranai

Đây là bài viết có nhiều cái nhìn lạ về một khía cạnh văn hóa Chăm, chúng tôi xin đăng lại ở inrasara.com để bạn đọc thưởng lãm.
Inrasara.
*
Saranai. Nghe nói tiếng kèn ấy chỉ cất lên trong những đám đông mùa hội; rất kiêng khi nó được thổi trong nhà. Vì kiến trúc thanh âm của nó dẫn dụ linh hồn người ta “thoát xác” quên về…
1 – Người ta mơ hồ lo sợ nếu một ngày trong những lễ hội đất Chăm sẽ vắng tiếng saranai thân quen. Continue reading