Làm thơ không phải để làm duyên

Lê Hoàng thực hiện
Báo Thể thao-văn hóa, số 69, 29-8-1998

Có thể gọi anh bằng nhiều tên: nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà thơ… Tuy nhiên, anh thích mọi người gọi anh bằng cái tên đơn giản Inrasara. Inrasara là người dân tộc Chăm, sinh ra và lớn lên tại Chakleng – Mỹ Nghiệp (Ninh Thuận). Tuy tuổi còn khá trẻ (sinh năm 1957) nhưng đã có hơn 20 năm điền dã, xuống từng plây Chăm để sưu tầm, tìm kiếm những văn học Chăm cổ còn sót lại. Trong vòng vài năm gần đây, Inrasara liên tiếp cho ra mắt những cuốn sách nghiên cứu rất giá trị như: Văn học Chăm I (khái luận), Văn học Chăm II (trường ca), Văn học dân gian Chăm, Từ điển Chăm-Việt (viết chung), tập thơ Tháp Nắng (thơ và trường ca)… Continue reading

Đất bán, sang nhượng

1. Đất trang trại 4ha30
trong đó 1000m2 đất thổ cư có Sổ đỏ.
Quốc lộ 20 – xã Đambri, huyện Dạ Oai, tỉnh Lâm Đồng.
Gần Khu du lịch sinh thái Madagui, cách Sài Gòn 170 km.
Đất trồng cây keo lai, xà cừ được 5 năm tuổi, chạy dài theo mặt tiền suối lớn 300m. Vị trí rất đẹp. Thích hợp cho trang trại, làm du lịch sinh thái, điểm dừng chân cho khách du lịch.
Giấy tờ hợp lệ, bao sang tên.
Giá 400 triệu/ ha.
Liên hệ anh Xuân, Cellphone: 0913-813-612

2. Đất thổ cư
7 lô đất thổ cư liền, bình quân 72m2/ lô. Có Giấy Đỏ.
Đường Tỉnh lộ 10 ra Quốc lộ 1A.
Phường Tân Tạo, quận Bình Chánh.
Giá từ 4-5 triệu/ m2, có giấy chuyển nhượng.
Liên hệ: cô Trụ, phone: 3-973-15-16
Hay:
205/38 Thoại Ngọc Hầu, phường Phú Thạnh,
quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh.

Thơ Việt, từ hiện đại đến hậu hiện đại 07. Đỗ Kh.

Trích từ chuyên luận: Thơ Việt, từ hiện đại đến hậu hiện đại.
*
Đỗ Kh. giải lưu vong trong thế giới toàn cầu hóa.

Khi thơ Việt hải ngoại – sau thời gian dài vướng kẹt với nỗi tha phương và niềm hoài hương – đang hướng vọng chân trời khác; khi đại đa số người làm thơ đã bỏ lại ở sau lưng đề tài chính trị để chuyển ngòi bút sang khai phá nhiều vùng đất mầu mỡ khác; khi nền thơ ấy thôi còn mang kiếp phận thơ “miền Nam nối dài” để tìm lối đi mới; mới, nhưng vẫn chưa vượt thoát hẳn lối nghĩ cũ, thi pháp cũ; khi đó, thế hệ thơ hậu hiện đại Việt đầu tiên xuất hiện. Họ có mặt, và đã làm nên thay đổi lớn.
Đỗ Kh. thuộc thế hệ đó. Continue reading

Phạm Lưu Vũ: Bốn thằng

Làm trâu chỉ khổ lúc cày
Làm người đau cả những ngày… ba hoa
Một thằng đã thử làm ma
Một thằng cột điện, thằng qua phê bình
Một thằng bịa chuyện quê mình
Bốn thằng “tứ trụ triều đình”… bia hơi.

*
Chú thích:
– “Một thằng đã thử làm ma”: Đặng Thân có tập truyện ngắn: MA NÉT.
– “Một thằng cột điện “: nhà văn Lê Anh Hoài trình diễn “Tôi là cột điện” trong dự án nghệ thuật đường phố “Ra đường” của nghệ sĩ Ngô Lực ở Hà Nội, 6-2008.
– “thằng qua phê bình”: từ 2005, Inrasara hăng hái viết phê bình văn chương.
– “Một thằng bịa chuyện quê mình”: chính là Phạm Lưu Vũ.

Tự học tiếng Chăm

Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, H., 2006.
192 trang, khổ 14,5 – 20,5 cm, số lượng in: 1.000 cuốn, giá bìa: 18.000 đồng.
Sách đã hết.

Mục lục
– Lời nói đầu
– Chương 1: Bảng chữ cái và dấu âm tiếng Chăm.
– Chương 2: Các bài học. Gồm 4 phần:
Vần – Bài học – Từ vựng và Ngữ pháp – Tục ngữ ca dao Chăm.
– Chương 3: Ngữ pháp tiếng Chăm.
– Chương 4: 1.400 từ căn bản Việt – Chăm – Anh.
– Chương 5: Bài đọc thêm.
18 bài thơ chữ Chăm cổ điển và hiện đại có bản dịch tiếng Việt.
– Tài liệu tham khảo.
– Phụ lục Continue reading

Thơ Việt, từ hiện đại đến hậu hiện đại 01. Bùi Chát

Trích từ chuyên luận: Thơ Việt, từ hiện đại đến hậu hiện đại.
*
Bùi Chát mở miệng qua giấy vụn.

Quan niệm “nghệ thuật là nghệ thuật tiền ngôn ngữ, cũng gắn liền với các ý niệm & hành vi”, Bùi Chát chủ trương “trả nghệ thuật về với trạng thái nguyên sơ nhất của nó”(1). Chủ trương và làm, triệt để.
Ý niệm đó có thể phát khởi từ cách phát âm tiếng Việt khác biệt ở các vùng miền khác nhau. Ai dám bảo phát âm Tr, Gi thì đúng hơn Ch, J? Hay N thay vì L, X thay vì S, là ngọng? Giọng Hà Nội chuẩn hơn giọng Quảng Nam hay giọng Sài Gòn chuẩn hơn Phú Yên? Continue reading

Phạm Lưu Vũ: Bỡn SARA

Nhìn nghiêng thì giống Lê Nin
Nhìn xa lại giống… bù nhìn coi dưa
Bỏ quên vài vạt râu thưa
Rượu uống vừa vừa sợ khướt bụng thơ
Hình như chưa học bao giờ
Mà từ Ca-muýt, Niết-sơ… làu làu
Chuyện Tây cho chí chuyện Tàu
Nhẹ xem con Tạo như màu cỏ hoa
Tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng… Ta
Chửi nhau còn được nữa là đọc chơi.
Quê hương ẩn giữa nụ cười
Chân dung Cát ấy là nơi cũng gần
Đôi khi giả bộ cù lần
Làm Lễ tẩy trần, đợi Cá tháng Tư.