Làm thơ không phải để làm duyên

Lê Hoàng thực hiện
Báo Thể thao-văn hóa, số 69, 29-8-1998

Có thể gọi anh bằng nhiều tên: nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà thơ… Tuy nhiên, anh thích mọi người gọi anh bằng cái tên đơn giản Inrasara. Inrasara là người dân tộc Chăm, sinh ra và lớn lên tại Chakleng – Mỹ Nghiệp (Ninh Thuận). Tuy tuổi còn khá trẻ (sinh năm 1957) nhưng đã có hơn 20 năm điền dã, xuống từng plây Chăm để sưu tầm, tìm kiếm những văn học Chăm cổ còn sót lại. Trong vòng vài năm gần đây, Inrasara liên tiếp cho ra mắt những cuốn sách nghiên cứu rất giá trị như: Văn học Chăm I (khái luận), Văn học Chăm II (trường ca), Văn học dân gian Chăm, Từ điển Chăm-Việt (viết chung), tập thơ Tháp Nắng (thơ và trường ca)…

Sắp tới Inrasara có dự định tiếp tục cho ra mắt độc giả những tác phẩm mới của mình hay không?
– Mình vẫn tiếp tục sáng tác trong bất kì hoàn cảnh nào. Vừa rồi nhà xuất bản Văn hóa dân tộc vừa cho ra tập thơ Sinh Nhật cây Xương Rồng. Inrasara cũng đang cố gắng hoàn thành tiếp cuốn sách Văn học Chăm III. Trong cuốn sách này, chủ yếu là giới thiệu các chuyện cổ, thần thoại và truyền thuyết của dân tộc Chăm. Ngoài ra mình cũng đang dự định cho ra một quyển tiểu thuyết về dân tộc Chăm, chất liệu sáng tác Inrasara lấy chủ yếu từ cuộc sống thực tế của đồng bào Chăm. Hy vọng tập tiểu thuyết này sẽ là một bức tranh chân thực về cuộc sống, sinh hoạt của dân tộc Chăm.

Inrasara dự tính vào khoảng thời gian nào sẽ hoàn thành những tác phẩm nêu trên?
– Thời gian sưu tầm tư liệu và tư duy về tác phẩm thì mất nhiều thời gian, nhưng khi bắt tay vào viết, Inrasara viết khá nhanh, có lẽ trong vòng hơn một tháng là xong. Sắp tới mình được mời dự trại sáng tác tại Đà Lạt, hy vọng những tác phẩm của mình sẽ được hoàn thành trong khoảng thời gian này.

Ngoài chức danh là nhà văn, nhà thơ, Inrasara còn là ông chủ một cửa hàng (Cửa hàng thổ cẩm của Inrasara ở quầy 51, lầu 1, thương xá Tax TP Hồ Chí Minh). Như vậy Inrasara và Inrahani (Inrahani là vợ của Inrasara, tên tiếng Việt của chị là Thuận Thị Trụ) còn có một cơ sở dệt thổ cẩm với gần 200 công nhân. Theo mình được năm có lẽ chỉ nên làm ông chủ khoảng 3 tháng thì được (cười), làm nhiều hơn, sẽ hết làm… nhà văn!
Cám ơn Inrasara.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *