Hirsch cho rằng “đọc thơ là một cuộc phiêu lưu trong sự cách tân, một hành động mang tính sáng tạo, một sự khởi đầu mãi mãi, một cuộc tái sinh của niềm ngạc nhiên”. Stevens gọi người đọc là “học giả của một ngọn nến”. Chăm không đọc Glơng Anak với con mắt soi mói của nhà nghiên cứu cân đong đo đếm câu chữ. Đã có kẻ làm như thế và tuyên tất cả sai bét, riêng mỗi ta đúng. Ngay lối nói ngạo mạn này đã sai lạc tinh thần thông điệp Glơng Anak rồi.
Nếu nhà bác khả năng giảng giải lang yah, tầm chương trích cú Glơng Anak ở câu, đoạn nào bất kì mà tâm bác chưa tận diệt ppalai tung tian mọi căm thù sâu kín, là nhà bác còn chưa hiểu Glơng Anak. Khi tâm hồn bạn còn trì nặng nỗi oán trách nhỏ bé, suy nghĩ nhỏ bé, hay bạn còn nuôi ý định âm u triệt tiêu ai đó, không biết cảm thông và tha thứ, là bạn chưa hiểu tinh thần Glơng Anak. Khi bạn chưa mở lòng với con người hèn yếu xung quanh, với mọi sinh thể trên thế gian mỏng manh này, là bạn chưa thể sẵn sàng đón nhận thông điệp Glơng Anak.
Author Archives: admin
Phát hiện một tháp Chăm cổ ở Bình Thuận
Ngày 15.7, Giám đốc Bảo tàng Bình Thuận Nguyễn Xuân Lý cho biết, cơ quan này vừa hoàn tất việc phát quật “đế tháp Chăm cổ” dưới một khu đất làm rẫy ở thôn Dân Hòa, xã Thuận Hòa, Huyện Hàm Thuận Bắc.
Đế tháp Chăm này không có hình vuông như các tháp bình thường mà có hình thù rất lạ. Chiều dài cửa tháp khoảng 14,5m; rộng 6,9m. Tháp có hai cửa chính trổ về hướng đông và tây, đều có khe để lắp cánh cửa. Dưới lớp cuối cùng ở cả 2 cửa đều có đà cửa bằng đá; một đà đã bị gãy đôi, một đà còn nguyên vẹn. Continue reading
Lối Nhỏ bước qua lối hẹp của thơ ca
Ngây thơ ngày trong kể chuyện của đời thường, của sinh hoạt thường nhật. Nhỏ bé, vụn vặt, như là không đáng kể.
Chuyện ngày hôm qua ngoại cắt tóc trong “Mùa thu của lá”; biển thiết thân trong “Bầu trời xanh bao la”; hay khi “Băng qua năm tháng” để dạo qua quán cà phê cũ để nhìn thành phố bận rộn chuyển động, nhìn con người lạ mà quen, nhìn thời gian trầm tích, để nhận ra hương vị kỉ niệm nguyên vẹn đến không ngờ; hoặc khi bất ngờ khám phá ra mình ba mươi tuổi mà không biết khoai tây nó ra làm sao ở “Dặm đường xanh”. Vân vân… Continue reading
Yamy – Thơ 16.
Lối nhỏ
Em đi ngày mai có đến
Tôi về rêu phủ ngày qua
Không nói lời chia tay
Vì hôm nay không bắt gặp
bóng dáng mình. Continue reading
Văn chương & Tư tưởng III-02
Văn chương 9
Talawas, 3-9-2007
Carlos Fuentes, Ca ngợi tiểu thuyết
Nguyễn Tiến Văn dịch
Trong Faulkner, biết rằng chúng ta có khả năng đề kháng có nghĩa là chúng ta có thể chiến thắng, trong những khoảnh khắc nhất định. Tôi chiếu rọi chân lí bi đát và đề kháng thời gian này trong Faulkner bởi tôi thấy rằng nó là thiết yếu cho chính tim mạch của tiểu thuyết. Tự do là bi đát bởi nó ý thức luôn cả tính tất yếu và ranh giới của tự do.
Kafka viết: “Tôi không hi vọng về chiến thắng. Tranh đấu trong tự thân không là hoan lạc, trừ ra trong mức độ rằng nó là điều duy nhất tôi có thể làm… Có lẽ sau rốt tôi sẽ đầu hàng, không phải trước cuộc tranh đấu, mà là trước niềm vui của cuộc tranh đấu”.
Faulkner nói một câu lẫy lừng: “Giữa khổ đau và hư vô tôi chọn khổ đau”, và ông thêm: “Con người sẽ ưu thắng”. Đây chẳng phải, biết đâu, là chân lí của tiểu thuyết sao? Loài người sẽ ưu thắng và họ sẽ ưu thắng bởi vì, dù cho có những sự cố của lịch sử, tiều thuyết bảo chúng ta rằng nghệ thuật phục hồi đời sống trong chúng ta vốn đã bị làm ngơ vì sự hối hả của lịch sử. Văn học làm hoá thật những gì lịch sử đã bỏ quên. Và bởi lịch sử là cái gì đã là, văn học sẽ cung hiến cái gì lịch sử đã không luôn từng là. Đó là lí do chúng ta sẽ không bao giờ chứng kiến – trừ tai biến đại đồng – sự kết liễu của lịch sử.
Thổ cẩm, niềm tự hào Chakleng qua một góc nhìn
Bài đã đăng trên báo Dân tộc và Phát triển trang nhất ngày 3-7-2009.
Làng Mỹ Nghiệp thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước – Ninh Thuận, tiếng Chăm Chakleng hay Chakling hoặc Caklaing, người Việt gọi trại đi thành Nha Tranh hay Nha Trinh. Tên Mỹ Nghiệp (nghề đẹp) mới có từ thời Bảo Đại. Làng nằm trên mô đất khá cao, cách thị xã Phan Rang 9 cây số về hướng Nam, cách đường số Một hơn cây số về phía Đông. Continue reading
Văn chương & Tư tưởng II-07
Nhưng gì thì gì, một thái độ quá khích bất kì đến lúc nào đó, cũng cần tự đặt giới hạn cho mình, nếu không muốn đi vào ngõ cụt mới và, tắc tị! Trong sáng tác thơ, từ chối ngôn ngữ chợ búa đời thường, thô thiển hay “dơ dáy”, “tục tĩu”, chúng ta chỉ biểu lộ thái độ trịch thượng với ngôn ngữ, thậm phi lí và vô ích. Ngôn ngữ văn học không cần thiết phải đóng cứng trong một số quy ước quẩn đi quanh lại với mớ chữ nghĩa cao quý, phân biệt đối xử với ngôn từ bị coi là húy kị. Càng không nên xẻ ranh giữa ngôn ngữ văn chương với ngôn ngữ phi văn chương, bởi sự vụ này chẳng giá trị gì cả. Không thể tưởng tượng được trong văn chương lại thiếu khuyết ngôn ngữ đời thường. Mỗi thời đại, thậm chí mỗi thế hệ đòi hỏi một số hạn từ khác cho văn thơ. Có thể hôm nay ước lệ hay ẩn dụ trong thơ bị vứt bỏ, thế nhưng, nếu cứ mỗi trang đều đầy rẫy ngôn từ “tục tĩu” thì chúng thành bão hòa. Phản kháng tốt lành phần đầu của thi sĩ thành phản tác dụng nơi khúc đuôi. Chúng gây phản cảm nơi thẩm mĩ người đọc. Và, dù Mở Miệng đóng góp vào kho tàng văn chương Việt lượng ngôn từ mới, húy kị đáng kể nhưng, nếu chúng ta từ chối các từ cao sang, ngôn ngữ thơ của thi sĩ trẻ sẽ nghèo nàn biết bao. Vô hình trung chúng ta tự buộc tay chân mình, chặt gẫy đôi cánh chưa có gì là khỏe khoắn của mình, cuối cùng tự rơi vào một thế bí hệt thế hệ hôm qua, nhưng ở chiều ngược lại: đối xử phân biệt với ngôn ngữ quý phái!
Hoặc nếu có cắt dán thì chơi vài “Thời hoa đỏ lè”, hay “Mùa thu hu hu hu” thì được, còn chúng ta cứ thoải mái Hu hu hu thì còn đâu sáng tác cổ điển cho chúng đỏ lè hay đỏ hoe nữa! Trống trơn cái kho rồi còn gì?
Và, điều cốt tủy là, khủng hoảng vẫn hoàn khủng hoảng, vì nếu mãi ở lại với giải quyết ức chế xã hội, tuổi trẻ phản ứng và chỉ biết phản ứng, sức sáng tạo sẽ trì trệ, từ đó thơ mất khả năng khai phá và thăng hoa. Khủng hoảng lẩn quẩn mãi trong vòng bế tắc nghề nghiệp với phản kháng mang tính cục bộ, nhất thời, chưa một lần được chúng ta đẩy tới cấp độ cao hơn. Thì làm thế nào tư tưởng chúng ta có thể lớn? Nền thơ tiếng Việt có thể lớn?
Ghi chép tháng 6-2009
1. Ba tháng không ghé Cà phê Bông Giấy nơi các bạn văn thành phố túm tụ tán dóc với trao đổi thông tin ngoài lề, nơi mình cũng ưa túm tụ. Mấy bạn văn bảo “Sara trốn đâu kĩ thế”. Đây có lẽ là tháng mình được tặng thơ nhiều nhất: 24 tập. Nhưng 4 tháng rồi chưa viết phê bình tập nào. Viết lời giới thiệu càng không, dù vài bạn thơ gợi ý. Mình không ưa nổi chuyện viết giới thiệu khi tác phẩm chưa in, vậy mà quanh đi quẩn lại đã viết cho 5 tập, cứ bình quân 2 năm/ tập. Chán thế chứ. Viết giới thiệu, Continue reading
Văn chương & Tư tưởng II-06
Truyền thống Ấn Độ đòi hỏi thi sĩ tôi luyện nghệ thuật thơ đạt tới một cấp độ rất cao. Nhà thơ là hiện thân của tiên tri thấu thị, kẻ thông tuệ. Muốn thành nhà thơ, người làm thơ phải trải qua sáu bậc tôi luyện:
Svabhava: cảm tính thuộc bản năng.
Carana: cảm tính hướng thượng.
Abhyasa: sự tinh luyện về sử dụng nghệ thuật ngôn từ.
Yoga: tham thiền nhập định để đạt đến hòa hợp với Thượng đế.
Adrsta: sự kế thừa tài năng từ tiền kiếp.
Visistopahita: ân sủng đặc biệt được làm chủ tài năng của người thông tuệ và tiên tri phi thường. Do đó, nhà thơ Ấn Độ ngày xưa bị/tự buộc tuân thủ kỉ luật rất khắc khe về giờ giấc sinh hoạt cũng như các lề luật đối xử với cuộc sống, chữ nghĩa.
Xưa, nhà thơ là danh nghĩa đáng trọng bao nhiêu thì nay, bị coi là nhếch nhác bấy nhiêu! Nó gắn liền với sự thả nổi tình cảm và đòi hỏi thân xác thay vì chế ngự giác quan và bản năng. Thi sĩ hôm nay thường bị thành kiến là biếng đọc sách hơn nhà văn, ít trui luyện trí tuệ, quen dùng các từ làm sẵn (thơ second hand) thay vì nỗ lực sáng tạo ngôn từ mới, phó mặc cho những vụn vặt của “trần gian” thay vì tìm hướng thượng cõi siêu việt.
Inrasara, Song thoại với cái mới
Dohamide: CÂU CHUYỆN VỀ NGƯỜI PHỤ NỮ CHĂM
1. Sơ lược về Dân tộc Chăm
Dân tộc Chăm là một trong 54 dân tộc thiểu số tại Việt Nam ngày nay, với dân số thống kê được ghi là 142.000 người, phân chia ra ở vùng đất Chăm cổ truyền Panduranga nay thuộc tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, 120.000 người, còn lại khoảng 32.000 người thì ở vùng đất mới định cư Châu Đốc nay thuộc tỉnh An Giang, ở tỉnh Tây Ninh giáp giới với Campuchia và TP Hồ Chí Minh cũng như dọc theo quốc lộ thuộc tỉnh Đồng Nai, v,v… Continue reading