Văn chương & Tư tưởng III-03.

Nguyễn Hưng Quốc
Tienve.org, 4-1-2009.

Nhà cầm quyền phi dân chủ nào cũng muốn độc quyền viết lại lịch sử để, thứ nhất, tạo nên một thứ đại tự sự hầu hợp thức hoá quyền lực và cách hành xử quyền lực bất chính của họ; và thứ hai, để thực dân hoá trí tưởng tượng của các thế hệ mai sau. Chủ nghĩa hậu hiện đại với chủ trương tương đối hoá lịch sử, truất bỏ chức năng đại tự sự của lịch sử, xem lịch sử như một loại hình tự sự, một câu chuyện của hắn (his-story) hay của ả (her-story), lúc nào cũng bị điều kiện hoá bởi tính văn bản, tự nhiên trở thành một thứ đối-tự sự (counter-narrative) và đối-văn hoá (counter-culture) của các loại chủ nghĩa toàn trị.

Bản chất của chủ nghĩa hiện đại có tính toàn trị; chủ nghĩa hậu hiện đại có tính đa nguyên. Chủ nghĩa hiện đại tin vào sử tính của các biến cố, chủ nghĩa hậu hiện đại chỉ tin vào ký ức. Tin vào sử tính cũng có nghĩa là tin vào sự tiến hoá và sự tiến bộ; tin vào ký ức, người ta chỉ tin vào chủ quan tính. Niềm tin vào tính chủ quan đồng nghĩa với niềm tin vào tính tương đối. Tin vào sự tương đối, thật ra, là không thực sự tin vào cái gì cả, hay nói cách khác, chỉ tin vào chính mình và những sự thật có tính điều kiện, chủ yếu là gắn liền với một chu cảnh về lịch sử và văn hoá nhất định.

Ghi chép tháng 7-2009

1. Caklaing đang cấp tập tiến hành Làng dệt thổ cẩm Chăm, Nghe nói khai trương vào Katê năm nay. Sân bóng đá đã kết thúc: đẹp, bề thế. Sinh viên, học sinh nghỉ hè đang làm bóng đá phong trào. Rôm rả.
Hani đầu tư sửa chữa và nâng cấp khu Trưng bày cũ, lấy tên NHÀ TRƯNG BÀY INRAHANI. – Để đón khách Katê, Hani bảo. Mình nói: – Không. Làm cho đẹp làng với vừa mắt khách thì được, chứ buôn bán thì – tuyệt đối không! Continue reading

Tiếng Chăm đang giẫy chết?

Báo Văn nghệ, số 12, 19-3-2005.

Nhà thơ Inrasara đưa ra một thông tin ghi nhận được từ UNESCO khiến nhiều người sửng sốt: Mỗi tháng nhân loại mất đi hai ngôn ngữ. 400 năm qua, hơn 1000 ngôn ngữ loài người bị xóa sổ. Nhà thơ lo lắng: Với một cụm di tích, một nền văn chương cổ… chúng ta có thể phục chế, sưu tầm, dịch thuật để người đời sau thưởng lãm, nghiên cứu. Continue reading

Tháp nắng 09: Quê hương – trường ca 3/3.

7.

Ôi quê hương!
Em đã đi và xa, đã xa và nhớ.

Khi bất chợt khóm dừa Yên Sở
Giữa trùng trùng rặng tre quê Bắc – vươn mình
Khi mỗi giọng Nam Ai xứ Huế
Em thấm bao điệu hát thân quen.

Khi chạm những Makara, Garuda trên tháp đền Hà Nội
Khi chiều Tây Nguyên giáp mặt Yang Praung
Khi Phan Rí u huyền mắt gái Cham-Ywơn Continue reading

Tháp nắng 08: Quê hương – trường ca 2/3.

4.

Như dòng nước yên ả miền hạ lưu khi tâm tư đã lắng
Như mây trắng lờ lững trời thu khi hoài vọng đã xa
Bến cảng tuổi thanh xuân sóng sánh ước mơ
Đã tĩnh lặng
Và trái tim chín đỏ
Em ngược dòng thời gian, bơi vào quá khứ
Bơi vào huyền sử u uyên
Bơi vào dòng sống cha ông
Bơi với hai tay, bơi cả tâm hồn
Bằng nỗi khát của người thèm sống. Continue reading

Tháp nắng 05.

THI SĨ

Như con ốc ma đội vỏ đi nốt đời hư ảo
Khi tình cờ tìm chốn náu thân
Trốn cô độc
Ta ghé tình em – khờ khạo
Để mang trọn nỗi buồn ngày tháng tha hương.

Con ốc ma đội vở suốt dặm dài
Yên tâm với ngôi nhà vay mượn
Trong chật chội
Ta làm bạo động
Đạp bung cánh cửa cô đơn – ra giữa dòng đời Continue reading