Yamy – Thơ 17.

Mặc khải gia cầm

Con gà vẫn cất cao tiếng gáy
gọi ngày mới
bước vào lò chiên mắm!
Con vịt vẫn kịp đẻ quả trứng
nhờ gợi lại trước giờ nướng chao!
Người tử tù vừa xong bài thơ
lẩm nhẩm đọc đúng giây hành quyết!
Hạnh phúc là sống đúng lúc Continue reading

Trần Xuân An: Inrasara làm sáng tên cho năm đóa hoa Champa của riêng anh 2/2.

Trong làng văn chương hiện nay, có nhiều nhận định về thơ Inrasara. Như đã nói, mặc dù anh xuất hiện muộn, mãi đến gần 40 tuổi (1996), anh mới gửi thơ đăng báo và in tập thơ đầu tay, nhưng thơ Inrasara nhanh chóng tạo nên một hiện tượng. Anh không phải là người khởi động trào lưu đổi mới, cách tân thơ, nhưng Inrasara sớm được nhiều người trong làng thơ trao cho anh nắm giữ ngọn cờ ấy. Thoát khỏi sự rụt rè ban đầu, Inrasara ngạo nghễ phất cao ngọn cờ, không những bằng thơ, mà còn bằng cả loạt bài lí luận, phê bình và nhiều lần trả lời phỏng vấn, với mĩ cảm, chủ kiến của riêng anh Continue reading

Trần Xuân An: Inrasara làm sáng tên cho năm đóa hoa Champa của riêng anh 1/2.

Mang trong mình mười mươi huyết thống Chăm, được sinh ra, lớn lên ở làng Chakleng (Mỹ Nghiệp), học trung học tại trường Pô-Klong, Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận, cho đến khi gần trưởng thành, Inrasara mới thực sự có những năm tháng dấn bước đến TP Hồ Chí Minh học đại học, ra các tỉnh Miền Trung phía bắc quê anh rồi trải nghiệm sống tại các tỉnh Nam bộ phía tây. Mãi sau này, anh mới có nhiều chuyến ra Bắc, phía ngoài Thanh Hoá. Khoảng mười lăm năm gần đây Inrasara định cư tại TP Hồ Chí Minh Continue reading

Văn chương & Tư tưởng II-12.

Phê bình văn học là khoa học vừa là nghệ thuật. Đó là chuyện ai cũng biết.
Là khoa học, nó đòi hỏi người viết bao quát được vấn đề, lập luận vững chắc, dẫn luận phong phú và chính xác bên cạnh, lí giải thuyết phục. Không đạt các tiêu chí đó, người viết chỉ là kẻ hóng hớt tán chuyện đầy vô bổ.
Là nghệ thuật bởi, phê bình yêu cầu ở người viết độ nhạy cảm cao với cái mới, có khả năng thẩm định tác phẩm/ vấn đề chưa từng được biết/ bàn luận tới trước đó. Đứng trước cái tinh khôi, người làm phê bình cần huy động cảm quan thiên phú để có thể tiếp cận khía cạnh vi tế nhất của sự thể.
Ngoài ra nó đòi hỏi anh/ chị ta thủ đắc cách diễn đạt linh hoạt cho mỗi vấn đề. Để chính tác phẩm phê bình phải là một công trình nghệ thuật, chứ không còn dừng lại ở một tiểu luận khô khan thiếu sinh khí. Một nhà phê bình viết văn tồi thì chớ nên làm phê bình, phát biểu của một nhà phê bình thời danh không phải không đáng suy ngẫm.
Yếu tố sau cùng là, nhà phê bình học biết suy tư trong chiều hướng đưa nền văn học phát triển ở ngày mai, chứ không phải ngược lại – một phê bình sẵn sàng cho thế hệ hôm nay sáng tạo cái mới trong tâm thế mở ở thời đại toàn cầu hóa.
Inrasara.

Thơ Việt, từ hiện đại đến hậu hiện đại 12. Đỗ Khánh Phương

CÁC KHUÔN MẶT MỚI
nghiên cứu – phê bình – tuyển thơ
là tập 4 trong bộ tứ THƠ VIỆT ĐƯƠNG ĐẠI
gồm 12 nhà thơ, mỗi nhà được dành một bài giới thiệu và tuyển 7-10 bài thơ.
Sẽ tuần tự có mặt trên inrasara.com, sau cùng là bài tổng luận:
“Thơ Việt sau hậu hiện đại & Phê bình mở”.
CÁC KHUÔN MẶT MỚI sẽ được tiếp tục phần 2.
(Chú ý: mỗi khuôn mặt được tiếp cận và thể hiện mỗi cách khác nhau)

*
Các bút danh khác: Diệp Minh Châu, Trần Vũ, Dương Khánh Phương
Sinh ngày 25- 5- 1975 tại Hà Nội
Tốt nghiệp khoa Ngữ văn, Đại học Sư phạm I – Hà nội, năm 1994.
Nơi công tác: Công ty Nhã Nam, số 1B- IF1- Thái Thịnh – quận Đống Đa – Hà Nội.
Sáng tác: Thơ, truyện ngắn, phê bình tiểu luận.
Tác phẩm: Đã đăng tải tác phẩm bằng tiếng Việt trên các báo Tiền phong, Văn nghệ, Văn nghệ Trẻ, Tia sáng, Sông Hương… các diễn đàn tiếng Việt trong và ngoài nước. Continue reading

Thư cho bạn trẻ: Về ngôn ngữ

SG, 28-8-2009.
Bạn Nh. thân mến
Cám ơn bạn đã có thắc mắc đáng trao đổi.

1. Trước hết bạn cần phân biệt 4 khái niệm này, là điều nhiều người hay nhầm lẫn:
Từ (word): bauh akhar, là “đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có nghĩa hoàn chỉnh”.
Ví dụ: Cách dùng từ tiếng Việt.
Từ vựng (lexicon): akhar, là “toàn bộ các từ vị hay các từ của một ngôn ngữ”.
Ví dụ: Từ vựng tiếng Pháp.
Tiếng (language): xơp, là “ngôn ngữ cụ thể nào đó”. Continue reading

Thơ Việt, từ hiện đại đến hậu hiện đại 13. Vũ Thành Sơn

CÁC KHUÔN MẶT MỚI
nghiên cứu – phê bình – tuyển thơ
là tập 4 trong bộ tứ THƠ VIỆT ĐƯƠNG ĐẠI
gồm 12 nhà thơ, mỗi nhà được dành một bài giới thiệu và tuyển 7-10 bài thơ.
Sẽ tuần tự có mặt trên inrasara.com, sau cùng là bài tổng luận:
“Thơ Việt sau hậu hiện đại & Phê bình mở”.
CÁC KHUÔN MẶT MỚI sẽ được tiếp tục phần 2.
(Chú ý: mỗi khuôn mặt được tiếp cận và thể hiện mỗi cách khác nhau)

Sinh năm 1955 tại Sàigòn
Hiện sống tại Sàigòn Continue reading

Văn chương & Tư tưởng II-01

– Lúc này ông đang viết gì?
Không phải Vang hay anh bạn chủ nhà mà là Thụy, hỏi. Có lẽ do tọc mạch.
– Tiểu thuyết Chân dung Cát.
– Để đem vài nhân vật ra chế giiễu cho tiện chứ gì.
Hà Vân sâu sắc là thế mà đã khuyên tôi anh sớm kết thúc tiểu thuyết đi để em nhờ cô bạn chuyển thể sang kịch bản phim… Tôi làm thơ cũng chả ý đồ được tuyển vào sách giáo khoa cho học sinh học thuộc hay nhạc sĩ nào đó nổi hứng hoặc chiếu cố mang ra phổ nhạc. Tôi nói ý này cho đồng chí cán bộ Bá Thụy nghe và thêm: văn chương không cúi xuống làm chuyện đó, không tự cho phép mình làm trò lếu láo ba bốn lăng nhăng đó.
Còn nó sẽ làm gì? Continue reading