Vào năm 2002, tôi đi du lịch ở thành phố Hồ Chí Minh, một hôm anh Lưu Quý Nhu đến chơi, trao cho tôi một cuốn vở học sinh có vài bài thơ. Nét chữ viết tay là của anh, nhưng không biết anh sáng tác hay chép lại bài thơ yêu thích! Tôi nhập hết bài thơ vào máy vi tính, lưu trong đĩa mềm. Bây giờ đĩa mềm không còn nữa. May mắn, tôi có in ra giấy một bài để đọc khi buồn rỗi. Nhưng rồi cũng bị thất lạc nốt, mãi 9 năm sau, tôi mới tìm thấy nó trong đóng giấy vụn. Bài thơ “Quê tôi” viết theo thể lục bát Continue reading
Author Archives: admin
Tự vấn về kết nạp Hội viên Hội Nhà văn
Bài đã đăng trên Tiền phong chủ nhật, 20-3-2011
“Xét vào Hội Nhà văn: Nên khách quan hơn” là tên bài báo tôi viết đăng trên Tiền phong chủ nhật ngày 13-3-2011
Bản gởi Phongdiep.net ngày 14-3-2011, tôi dùng tên gốc: “Chuẩn ‘khách quan’ xét kết nạp hội viên, tại sao không?”,
như đã đăng trên Inrasara.com cùng ngày.
Ngay hôm sau đó, 15-3-2011, website Trannhuong.com xuất hiện bài viết của Trần Đình Thu với tên là “BCH Hội Nhà văn Việt Nam cần trả lời câu hỏi của nhà thơ Inrasara” với các nhận định riêng.
Để tránh ngộ nhận không đáng có, tôi trình bày thêm vài điều cần thiết Continue reading
Văn chương & Tư tưởng II-72
Khi còn ngây ngô tin vào ngôn ngữ có thể giải thích bản chất sự vật như vai trò kẻ môi giới chiếm hữu chân lí, là ta còn chưa hậu hiện đại. Khi còn rắp tâm phân biệt đối xử ngôn từ cao hay thấp cấp, sạch hay dơ, đẹp và xấu, thô tục hay thanh cao, văn chương với không văn chương, là ta còn chưa nhuần cảm thức hậu hiện đại. Cả tâm phân biệt truyền thống và hiện đại, mới và cũ, dân tộc và thế giới, văn chương bình dân với văn chương bác học, là ta còn chưa tiếp cận hậu hiện đại Continue reading
Thành ngữ Chăm 27
261. Takai glaung takai bier
Chân cao chân thấp.
262. Takai hanuk nhauh amaik takai iw
Chân phải chửi cha chân trái.
X. Takai hanuk cauh takai iw
Chân phải đá chân trái Continue reading
Văn chương & Tư tưởng II-70
Nhưng khi đã cô đơn khỏi đồng nghiệp (tự tách ra khỏi bầy đàn, cô độc – hiểu theo Jiddu Krishnamurti), chúng ta chỉ mới cô đơn bán phần, vẫn chưa cô đơn toàn phần: cô đơn nội tâm, cô đơn khỏi mọi âm thanh và cuồng nộ của cuộc người để đối thoại với con chữ và đối diện trước tờ giấy/màn hình trắng Continue reading
Thế giới khâm phục Người Nhật
Hình ảnh về thảm họa động đất và sóng thần vừa qua cho thấy sức tàn phá khủng khiếp của thiên nhiên. Người Nhật đã tột cùng mất mát, tột cùng đau khổ, tột cùng chịu đựng… Nhưng chính ở giữa bao nỗi ấy, người Nhật làm cho cả thế giới khâm phục.
Xin trích đoạn bài đăng trên Vnexpress hầu bạn đọc.
Người ta “tự đặt câu hỏi nếu thảm họa như vậy xảy ra ở các nước phương Tây thì không hiểu mức độ thảm cảnh sẽ lên đến đâu.
Giáo sư đại học Havard Joseph Nye nhận xét rằng thảm họa này có thể khiến “quyền lực mềm” của nước Nhật tăng lên. Quyền lực mềm là thuật ngữ ông dùng để mô tả cách mà các quốc gia đạt được mục tiêu của mình bằng cách khiến nước khác ngưỡng mộ Continue reading
Văn chương & Tư tưởng III-59
Thế nào là Khai Sáng? Đó là sự thoát ly của con người ra khỏi điều kiện vị thành niên của hắn, do chính hắn tạo ra, để làm người trưởng thành. Vị thành niên là kẻ không có khả năng tự vận dụng lấy khả năng hiểu biết mà không có sự lãnh đạo của người khác, điều kiện vị thành niên do chính hắn phải chịu trách nhiệm, bởi vì căn nguyên của nó không nằm ở sự thiếu hụt khả năng hiểu biết, mà ở sự thiếu vắng quyết tâm và can đảm sử dụng nó mà không có sự điều khiển của người khác. Hãy dám biết. Hãy có can đảm tự sử dụng khả năng hiểu biết của chính mình. Ðó là phương châm của Khai Sáng.
Phạm Trọng Luật, “Học thức & trí thức: Lịch sử một trận phân thân”
Chuẩn khách quan xét kết nạp hội viên, tại sao không?
Inrasara: Chuẩn “khách quan”…
Nhận định về văn chương thường chủ quan. Không thể không chủ quan. Ta có quyền chủ quan, trong khen chê ngoài lề; thậm chí trong phê bình, ta vẫn có được cái quyền đó. Nhưng để tiếng nói kia đạt mức khả tín nhất định, nó đòi hỏi đến sự minh dẫn và lí lẽ thuyết phục. Nghĩa là nhận định, đánh giá cần nỗ lực vượt qua chủ quan.
* Các nhà thơ-người đẹp tại Hội thảo Đồng Tháp: Thu Nguyệt, Nguyệt Phạm, Trương Gia Hòa…
Tổ chức công việc chấm giải thưởng hay xét kết nạp hội viên thì càng. Nhất là với những người được tập thể tín nhiệm trong một tổ chức nghề nghiệp như Hội Nhà văn Việt Nam.
Lần đầu tiên trong đời chữ nghĩa – không kể bên Hội đồng Văn học Dân tộc 2 nhiệm kì trước – tôi bị đẩy vào một tình thế chủ quan tự mình không thể chấp nhận Continue reading
Tuệ Nguyên: Thơ 21 – Những bước nhảy
Những bước nhảy của chính ngươi
những bước nhảy qua hố hầm vặt vãnh
những bước nhảy qua đêm dài hãi hùng
những bước nhảy qua sa mạc điêu linh
những bước nhảy của sự hỗn xược/ dở khóc dở cười
những bước nhảy của chết chóc/ điên loạn/ trầm tư Continue reading
Chớp lửa thiêng Phạm Công Thiện & tuổi trẻ tôi
Tôi tin tưởng vào thiên tài.
Với tôi, Phạm Công Thiện là thiên tài.
Thiên tài không ở trí tuệ anh, không ở các sáng tác của anh, càng không phải thiên tài ở tư tưởng anh, mà chính là ở sức hút kinh hoàng của hơi thở ngôn ngữ Phạm Công Thiện. Dù hiểu hay không hiểu, ngôn ngữ kia vẫn ẩn chứa sức lôi cuốn ma quái khó cưỡng. Như chớp lửa thiêng sẵn sàng thiêu trụi mọi lưỡng lự, e dè, triển hạn ngáng đường những tâm hồn đồng thanh đồng khí ý hướng tìm đến nhau trong chân trời hủy phá và sáng tạo.
Nguyễn Tiến Văn báo qua tin nhắn lúc 16:50 ngày 10-3-2011:
PCT mat ngay 8-3 Continue reading