Văn chương & Tư tưởng III-35

“Lịch sử văn học, không giống các lịch sử khác, chỉ nên liệt kê các chiến thắng, bởi có ai lợi lộc gì với sự chiến bại đâu.” Dòng chữ tuyệt luân của Julien Gracq vạch ra cho thấy lịch sử văn học “không giống bất kì lịch sử nào khác,” nó không phải là lịch sử những biến cố mà là lịch sử những giá trị. Nếu không kể trận Waterloo, lịch sử nước Pháp chắc chắn là thiếu sót. Nhưng những Waterloo của các nhà văn lớn nhỏ nằm yên trong quên lãng chứ không nơi nào khác.
Milan Kundera, “Ý thức của sự liên tục”, Trịnh Y Thư dịch.

Giới thiệu: Đời sống Văn hóa – Xã hội người Chăm Việt Nam của Nguyễn Văn Tỷ

Nguyễn Văn Tỷ
Đời sống Văn hóa – Xã hội người Chăm Việt Nam, tiểu luận
Nhà xuất bản Lao Động, H., 2010
Khổ 14,5 X 20,5 cm, số lượng in: 500 bản, 280 trang.
Giá bìa: 40.000 đồng.
Lời giới thiệu của Inrasara.

LỜI GIỚI THIỆU

Có người lập “thuyết” trước sau đó hành động. Ngược lại, có người hành động trước, rồi nhìn ngoảnh lại, tổng hợp và khái quát thành “thuyết”. Nguyễn Văn Tỷ thuộc nhóm thứ hai Continue reading

Mỗi kì một chân dung 10. Ánh Huỳnh


Tuổi ngũ thập mà mới có lưng vốn 3 tập thơ, Ánh Huỳnh – cây bút sinh ra và lớn lên tại đất Sài Gòn này – vừa viết chậm vừa xuất hiện muộn. Muộn và chậm, nhưng đã có ngay sự công nhận bằng Tặng thưởng Thơ Hội Nhà Văn TP Hồ Chí Minh năm 2006.
Trong khí hậu thơ ca Việt Nam sôi động nhiều biến chuyển mươi năm qua, thơ Ánh Huỳnh xuất hiện như làn gió mát Continue reading

Văn chương & Tư tưởng II-49

“Đạo sĩ Bà-la-môn khi đã rời bỏ rừng sống đời khất sĩ, trút mọi gánh nặng hay thành quả sau lưng, nhẹ nhõm như mây trời, làm cuộc phiêu lãng vô định và bất tận. Mãi mãi trên đường. Đường, có thể là đường phố hay con đường điền dã hoặc lối đi trong rừng, thậm chí đường hàng không – không vấn đề! Thơ ca nẩy sinh và ở lại trên con đường vừa đi qua đó Continue reading

Nguyễn Thùy Dung: Tinh thần hậu hiện đại trong thơ Inrasara

Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn
Đại học Quốc gia Hà Nội

TINH THẦN HẬU HIỆN ĐẠI TRONG THƠ INRASARA

Luận văn tốt nghiệp
5-2010

Kết cấu khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục thì khóa luận tốt nghiệp gồm bốn chương:
1: Chủ nghĩa hậu hiện đại và ảnh hưởng của nó đến văn học Việt Nam hiện nay.
2: Vài nét khái quát về nhà thơ Inrasara và hành trình cách tân thơ của ông Continue reading

Văn chương & Tư tưởng II-47

Tình trạng thơ hôm nay, tạm chia ra ba loại nhà thơ khác nhau (xin hãy loại bỏ tâm phân biệt trong thao tác phân loại này):
Người làm vần để phục vụ đại chúng: gồm các nhà thơ phường xã, câu lạc bộ thơ hưu trí, thơ báo tường,… Loại thơ ưa chuộng của bộ phận này là thể thơ cũ, lục bát đậm đà bản sắc, thơ có vần điệu êm tai, dễ lưu truyền và dễ nhớ.
Nhà thơ tiếp hiện viết phục vụ cho một thể chế chính trị, tổ chức tôn giáo hay một tầng lớp nào đó bất kì. Bộ phận này luôn ở tư thế “tiếp hiện” (tiếp nhận và thể hiện) các thành tựu gần. Họ sáng tác vừa với tầm mong đợi horizon of expectations của đại đa số độc giả đương thời, bằng cách mở rộng và khuếch trương thành tích hôm qua của thế hệ trước đó hoặc của chính mình.
Nhà thơ sáng tạo là những kẻ luôn luôn trên đường phiêu lưu khai phá, thay đổi và làm mới. Họ sẵn sàng làm mếch lòng độc giả đã từng yêu mến họ, kiếm tìm bộ phận độc giả mới, khác. Bởi họ dám thay đổi cách viết, thay đổi cả mĩ học sáng tạo(4).
Inrasara, “Thơ như là con đường 2”

Văn xuôi 23: Bất ngờ kí ức nần ở căn cứ Lõm

Tôi không ngờ trong đời mình được nhìn thấy cây nần. Loài cây cho củ mà tuổi thơ tôi trải qua, nhưng chưa một lần biết nó thế nào, và tưởng sẽ biến mất vĩnh viễn khỏi cuộc đời tôi. Từ lâu lắm, loài cây làm thành một mảnh định mệnh của người dân quê tôi, không dứt ra được.

Càng bất ngờ hơn nữa, khi tôi lại nhìn thấy nó ở nơi ít ngờ nhất: Khu di tích Căn cứ Lõm tại Gò Dầu, một khu đất ở giữa đồng bằng dân cư Continue reading

Văn chương & Tư tưởng – Heidegger 03

Nỗi thiếu Quê hương trở thành định mệnh của thế giới. Chính vì thế, sự thiếu vắng đó cần phải suy tư trên bình diện lịch sử của Tính thể. Như vậy, điều mà khởi từ Hegel, Marx đã truy nhận theo một nghĩa tinh yếu và quan trọng như là sự vong thân của con người, điều ấy cắm rễ thật sâu trong nỗi thiếu Quê hương của con người hiện đại Continue reading

Văn hóa Chăm ở Quảng Nam: Góc nhìn của Inrasara

Bích Liên thực hiện
Báo Quảng Nam, 5-6- 2010

Nhà thơ, nhà nghiên cứu văn hóa Chăm Inrasara hiện là tác giả của gần 30 đầu sách nghiên cứu, biên khảo về văn hóa Chăm có giá trị trong nước và quốc tế. Nhân chuyến ghé thăm xứ Quảng, Inrasara đã dành cho Quảng Nam cuối tuần cuộc trò chuyện thú vị về văn hóa Chăm tại Quảng Nam – vùng đất có hai di sản văn hóa thế giới cùng nhiều di tích văn hóa lịch sử nổi tiếng.
PV: Anh có thể nêu một số thành tựu về nghiên cứu văn hóa Chăm của mình từ trước đến nay? Công trình nghiên cứu nào khiến anh tâm đắc nhất?

Continue reading