Tôi muốn về thăm Panduranga
nơi có bà mẹ Chăm
ngồi bên khung cửi dệt thời gian
tấm lụa thời gian không hoa văn
tấm lụa Chăm
mềm mại cội nguồn Continue reading
Author Archives: admin
Mỗi kì một chân dung 12: Chiêu Anh Nguyễn
Vỉa hè với Chiêu Anh Nguyễn
Vỉa vè gần như là thuộc tính của văn nghệ Sài Gòn. Từ thuở văn nghệ miền Nam. Bùi Giáng hay Nguyễn Đức Sơn thì đã đành rồi, ngay Phạm Công Thiện “sang trọng” là thế, chất vỉa hè vẫn cứ đậm đặc. Thuộc tính, và đã trở thành truyền thống. Cả sau Bảy lăm, khi giới cầm bút luôn bám vào tòa soạn báo chí hay làm việc trong các cơ quan Nhà nước có dính dáng đến chữ nghĩa, truyền thống vỉa hè của Sài Gòn vẫn tồn tại. Truyền thống này càng phát triển mạnh mẽ sau mở cửa, khi dân viết lách các nơi đổ dồn vào thành phố Continue reading
Ghi chép tháng 6-2010: Về quê làm phim VCT và các Đại hội văn học nghệ thuật
1.
15-6-2010, Đại hội Nhà văn Việt Nam khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Làm cho có lệ. Đề cử người vào Ban chấp hành cũng vậy. Dùng lời lẽ tranh thủ nhau để giữ ghế hay giành ghế là chính. Vẫn có bầu bán, để tỏ nỗi dân chủ vậy thôi.
* Jaka cùng với các nhân vật và 4 bạn châu Á tại Nhật Bản, 7-2010.
Tiếp theo là Đại hội Nhà văn thành phố Hồ Chí Minh 23-6-2010, cũng chẳng khác gì. Gần một nửa số hội viên không dự. Số dự buổi sáng, buổi chiều cả chục hàng ghế hội trường bỏ trống. Trả lời phỏng vấn Đài Tiếng nói nhân dân Thành phố về các bất cập của Hội nhiệm kì qua, mình không hứng thú lắm. Chả đi tới đâu cả! Continue reading
Phát hiện tháp cổ ở Bình Thuận
Nhà thơ Inrasara: Tôi là người cá biệt
Hồng Minh thực hiện
Báo Tây Ninh, 24-7-2010
[báo in bài phỏng vấn có cắt bỏ vài đoạn, bản Inrasara.com là nguyên bản].
* Sara lang thang đất nắng Panrang, mùa hè 2001…
Chiều cuối tuần, tôi gọi điện thoại hẹn gặp nhà thơ Inrasara. Anh bảo, anh đang làm việc với một đoàn làm phim ở Ninh Thuận, chiều tối mới về tới TPHCM. Cứ tưởng anh di chuyển liên tục như vậy, phải đến ngày hôm sau, khi anh đã “phục hồi năng lượng”, tôi mới có một cuộc hẹn. Bất ngờ, 6 giờ chiều, anh gọi điện thoại ấn định cuộc hẹn 7 giờ tối tại một quán cà phê trên Đường 3/2.
PV: Chào anh, nghe anh nói làm việc với đoàn làm phim. Anh định chuyển qua làm phim à? Continue reading
Jalau Anưk: Thơ 13 – Phải khóc
Phải khóc
ai khóc sông Hoài khi nó gặp Hoàng Hà vạm vỡ phù sa
bạo tàn dòng chảy
cuồng điên dòng xoáy
700 năm Hoài vỡ ngàn huyết mạch / lang thang ngàn vạn sinh linh
khóc ai / than ai / trách ai… Hà? / Hoàng? / hu hu… hù hù… hụ hụ… Continue reading
Thông tin
Tác phẩm mới nhất của Inrasara
Ở hải ngoại (Hoa Kì), mời các độc giả đọc sáng tác và phê bình của Inrasara trên tạp chí Hợp Lưu:
1.
3 bài thơ trích trong tập thơ Ở nơi ấy [thơ thời cuộc] (đang in)
www.hopluu.net
Tạp chí Hợp Lưu, số 103, tháng 7-2009.
2.
Chăm, đau khổ và kiêu hãnh
Trích tiểu thuyết tự sự: Hàng mã kí ức (đang in)
www.hopluu.net
Tạp chí Hợp Lưu, số 105, tháng 10-2009.
3.
Đặt nền tảng cho phê bình thơ Việt đương đai
Trích tập tiểu luận Thơ như là con đường (đang in)
http://www.hopluu.net
Tạp chí Hợp Lưu, số 110, tháng 7-2010.
Chăm hay Chàm? (Thư cho Vũ Hùng)
Sài Gòn, 23-7-2010
Anh Vũ Hùng thân mến
Chăm hay Chàm? Một vấn đề đáng ra đã không là vấn đề, nhưng được lặp đi lặp lại đến nhàm và nhảm.
* Khoái hoạt – Photo Inrajaya.
Thư của anh gởi cho Inrasara ngày 23-7-2010, như sau:
Chào anh Inrasara
Tôi có xem một số bài nghiên cứu về Chăm trên trang web inrasara.com. Có hai vấn đề xin trao đổi thêm với anh, rât mong anh phản hồi.
1. Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Tỷ đã phản ứng gay gắt, cho rằng tộc danh Chàm mà ông Nguyễn Thành Thống Continue reading
Văn chương & Tư tưởng II-53
Một câu tục ngữ – một dòng ca dao
nửa bài đồng dao – một trang thơ cổ
tôi tìm và nhặt
như đứa trẻ tìm nhặt viên sỏi nhỏ
(những viên sỏi người lớn lơ đãng dẫm qua)
để xây lâu đài cho riêng mình tôi ở
lâu đài một ngày kia họ ghé đụt mưa – chắc thế!
Inrasara, Tháp nắng, 1996.
Inrasara: Thơ đến từ đâu?- một tác phẩm hậu hiện đại lớn bất toàn
Thơ đến từ đâu? là tác phẩm tập hợp từ bài phỏng vấn/ trao đổi của Nguyễn Đức Tùng với 24 nhà thơ, nửa cuối năm 2006 và rải rác vài năm sau đó. Cuộc phỏng vấn/ trao đổi về thơ của một nhà thơ với các nhà thơ sáng tác bằng tiếng Việt.
Không phân biệt trong nước/ hải ngoại. Trong nước: Hoàng Cầm, Trần Hữu Dũng, Lê Đạt, Trần Mạnh Hảo, Inrasara Continue reading