Tiếng Chăm của bạn 05: Nưgar nghĩa là gì?


* Với bạn văn Nguyễn Viện, Thận Nhiên, Lynh Bacardi – Katê 2007 tại Caklaing. Trong cùng là Sam, người Mỹ gốc Ấn đang cùng Inrasara soạn Từ vựng đối chiếu Sanskrit – Cam – English.

Vừa qua có bạn trẻ nghe Đài, đã hỏi tôi về nghĩa của từ này. Bạn nói:
– “Nưgar” trong tiếng Chăm chỉ có nghĩa là “đất nước, quốc gia” thôi sao? Em thấy Đài tiếng nói Việt Nam, Ban tiếng Chăm đã giải thích như thế, trong khi theo chỗ em biết, “nưgar” còn nó nhiều nghĩa khác nữa… Anh có thể cho em biết ý kiến.
– Dĩ nhiên, khi có hồ nghi về ngữ nghĩa của một từ nào đó, thao tác đầu tiên là lật từ điển, phải không? Continue reading

Văn chương & Tư tưởng II-52

“Thơ hôm nay đang đi theo những nẻo đường riêng và có định phận riêng của nó. Có khuôn mặt thơ sinh ra trong khoảng sáng dễ dãi và đã dễ dãi chấp nhận nó, bám cứng lấy nó. “Thơ xuôi tay như nước chảy xuôi dòng” (Chế Lan Viên). Có người thơ trẻ nuôi hoài vọng làm nhà kĩ thuật hậu thời. Bày biện, xếp đặt, kết hợp, uốn vặn con chữ như là trò luyện đan ngôn ngữ với hi vọng một ngày đẹp trời nào đó bật lên thứ hoa tâm linh ngẫu nhĩ Continue reading

Chăm hay Chàm đúng?

Viết lại theo bức thư gởi một người bạn.

Từ Chăm chính thức được Nhà nước quy định gọi tên dân tộc Cham từ năm 1979. Từ quần chúng đến nhà nghiên cứu, từ nghệ sĩ cho đến giới khoa bảng đều sử dụng tên gọi này trong sinh hoạt, bài viết, thơ văn hay công trình khoa học của mình. Tuy nhiên thỉnh thoảng vẫn có người dùng từ “Chàm”. Bởi hiện tại từ “Chàm” vẫn còn hiện hữu ở rất nhiều địa danh, tên gọi, danh từ riêng. Vân vân… Không hiếm người dùng nó. Rồi cũng không ít người cho như thế là không phải phép, nặng hơn – miệt thị dân tộc này Continue reading

Mỗi kì một chân dung – 15. Hàm Anh


* Hàm Anh (ngoài cùng) tại Hội quốc tế về văn học Việt Nam, 1-2010.

Tên khai sinh: Phan Thanh Thủy, sinh tại Hà Nội năm 1970; làm thơ và dịch thơ; giải thưởng cho các bản dịch thơ Anna Akhơmatôva của báo Văn nghệ. Đó là tiểu sử vắn tắt của nữ thi sĩ hiện phụ trách công tác ngoại giao ở nước ngoài này. Nhưng trên hết, Hàm Anh là thi sĩ chính hiệu Continue reading

Văn chương & Tư tưởng III-45

“Đại học là nơi thu hút tinh hoa, kể cả những người nghèo không có điều kiện đi học, cũng phải cấp tiền cho họ học. Nó là cục nam châm thu hút tất cả nhân tài,
“Điều thứ hai đại học là nơi giải quyết các điều khoa học bức xúc của đất nước, là nơi khám phá khoa học mới,
“Điều thứ ba là nơi phản biện những điều đất nước cần phản biện. Nếu như chính khách không nói được thì đại học phải nói lên những trăn trở một cách rất độc lập.”
Nguyễn Lân Dũng, BBC Vietnamese, 29-7-2009.

Nhập cuộc về hướng mở

Tham luận tại Hội thảo khoa học Văn học, nghệ thuật với hiện thực đất nước hôm nay, của Hội đồng Lí luận Phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương – Đà Lạt, 12-7-2010.

1. Đất nước thống nhất. Cách mạng phương thức sản xuất. Chia ruộng đất cho nông dân. Hợp tác hóa nông nghiệp, người cày chịu thương chịu khó nhưng vốn nếp sống tùy tiện tập làm quen thái độ ra đồng theo tiếng kiểng đội sản xuất, ăn chia theo công điểm. Khoán sản phẩm, ba khoán, rồi khoán trắng, để cuối cùng là giải thể hợp tác xã chuyển qua kinh tế thị trường – kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa. Mười năm bay vèo như giấc mộng. Người nông dân dân tộc thiểu số bị quay như chong chóng Continue reading