Diễm Sơn: Công việc đầu tiên của Jali

* Đã đăng Tagalau 11.
Ngôi nhà sang trọng nằm ngay mặt tiền của một góc phố Sài Gòn. Một cơ ngơi thật hợp, thích nghi với sự phát triển nhà ở của thành phố hiện nay. Ngôi nhà cao năm tầng trông rất đẹp. Chủ nhân của nó là một kiến trúc sư? Nếu chưa phải cũng là một tay cỡ bự trong giới doanh nghiệp…? Nhiều người sẽ đoán vậy khi tận mắt nhìn thấy ngôi nhà. Nhưng không, chủ nhân của nó là… thi sĩ Chăm. Một nhà thơ người Chăm đúng nghĩa

Continue reading

Tin nóng hổi!!!

Sáng nay, nhận tin nhắn của bạn thơ Phó Chỉ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều:
“Chúc mừng tân Phó Chủ tịch Hội đồng Thơ của Hội Nhà văn Việt Nam!”
Sara: “Ui, to đấy nhỉ!”
Thiều nhắn bổ sung hồ sơ:
“Hãy chuẩn bị lỗ tai mà tha hồ nghe lời trách móc nhé”.
Haiy!!!

* Nhà thơ Hoàng Hưng tại Bàn tròn Văn chương kì 3 của Hội Nhà văn VN, 2007.

Tiếng Chăm của bạn 09: DI trong tiếng Chăm

Tôi không là chuyên gia nói cái gì cũng… đúng; càng không phải nhà độc tài quyết ép người khác nghe theo ý kiến mình; chuyên mục “Tiếng Chăm của bạn” chỉ là một gợi ý, gợi mở để cùng suy nghĩ và thảo luận về tiếng mẹ đẻ cùng sự tồn vong của nó. “Tiếng Chăm của bạn” mong đón nhận nhiều ý kiến đóng góp chân tình và lành mạnh
Inrasara.

*
Nghe lời bài dân ca được hát ri rả trên Đài hay băng dĩa: “Tơl bbuk… tơl bbuk pauh raung, mai hu… mai hu ka urang” (Đến khi tóc vỗ vai, về được cho người), không ít người hiểu biết về tiếng Chăm tỏ rõ sự khó chịu. – Bởi nó quá trật Continue reading

Jalau Anưk: 14 – Miền ơi!

* 2 ngày qua, Ninh Thuận đang tràn ngập cơn lũ lớn, người quê hương chịu bao nhiêu thiệt hại. Bấm vào đây để xem ảnh, và cùng chia khổ với bà con ở quê nhà.
Jalau Anưk vừa có bài thơ cho Inrasara.com.

*
sống thực vật với xuân hạ thu đông
với hoa hòe lá xanh lá đỏ lá vàng lá héo
cạn hồn với heo mây, oi hừng loài nắng, thưa thảm lá me tây già đầu ngõ
những trận lũ chết người, dã man giông bão/ nặng trịch những bàn tay khô ráp
chắp lên tẹo teo trán
lạy trời Continue reading

Shiyatna: Bước đường Đại học

* Đã đăng Tagalau 11.
Ghi chép

Bước xuống xe ôm, cô tân sinh viên sững sờ nhìn cổng trường Đại học mở ra trước mắt. Cầm giấy báo nhập học trong tay, cô ngơ ngác nhìn quanh. Những người bạn đồng lứa tuổi, cũng như cô, được cha mẹ dẫn vào trường làm thủ tục nhập học. Sân trường đông nghẹt. Họ đến với nhiều miền quê khác nhau, nói bằng nhiều thứ tiếng khác nhau.
Trời Đà Lạt có mây, se se lạnh Continue reading

Tiếng Chăm của bạn: Lời nói đầu của cuốn Tự học tiếng Chăm


Inrasara, Tự học tiếng Chăm, NXB Văn hóa Dân tộc, H., 2003

LỜI NÓI ĐẦU

Cuốn Tự học tiếng Chăm được biên soạn để dạy khóa “bổ túc” tự nguyện cho khoảng 70 thanh niên Chăm làng Mỹ Nghiệp tỉnh Ninh Thuận vào mùa Thu năm 1975. Sau đó nó được dùng để hướng dẫn cho một số học sinh Chăm lưu trú ở thị xã Phan Rang.
Vào năm 1984, Tự học tiếng Chăm được biên soạn lại và đã diễn trình trong một chuyên đề khoa học ở Ban Biên soạn sách chữ Chăm – Thuận Hải (cũ) như là một tư liệu cần thiết phục vụ chương trình xóa mù chữ mẹ đẻ trong cộng đồng Chăm. Dự tính cuốn sách sẽ được Nhà xuất bản Giáo dục in Continue reading

Mỗi kì một chân dung 22. Hoàng Thanh Hương


* Hoàng Thanh Hương tại Hồ Lak, 2007.

Hoàng Thanh Hương sinh năm 1978, là biên tập viên tạp chí Văn nghệ Gia Lai, đã có 3 tập thơ in riêng, trong đó Lời cầu hôn của rừng (2008) đoạt Giải thưởng Hội VHNT các DTTS Việt Nam. Con gái dân tộc Mường quê goocs Phú Thọ ấy đã hòa nhập nhanh với vùng đất mới: Tây Nguyên. Hòa nhập vào dòng chảy của đời sống lẫn không gian văn hóa Tây Nguyên. Sáng tác của Thanh Hương ít hoài niệm về quê cũ, mà thể hiện sinh động tâm cảm của con người Tây Nguyên hiện thời Continue reading