Nhật Lệ: Đưa thổ cẩm ra thế giới

báo Lao Động số 226, 29-9-2007.


* Inrahani tại Hội nghị thổ cẩm – Hà Nội, 1996.

Trong tuần văn hóa VN tại Bỉ 2007, có một người phụ nữ Chăm lên diễn đàn nói về thân phận của người phụ nữ Chăm từ chiến tranh đến thời bình. Câu chuyện của chị đã làm cử tọa bật khóc. Chị đến từ làng thổ cẩm nổi tiếng Mỹ Nghiệp (Ninh Thuận), giới thiệu văn hóa Chăm và dệt vải cho người nước ngoài xem. Tới nay, chị đã có 20 chuyến đi đến hơn 10 quốc gia. Tên chị là Thuận Thị Trụ, nghệ nhân dệt thổ cẩm nổi tiếng, người đầu tiên xuất khẩu thổ cẩm của mọi miền đất nước ra nước ngoài.

Chị cũng chính là Trà Ma Hani, tác giả tập thơ Em, hoa xương rồng và nắng đoạt giải của NXB Kim Đồng 2001-2003 Continue reading

Chay Mala: Chúa tể đảo Chòm

Ở đảo Chòm kia có con báo ra dáng oai phong đường đường lắm. Kẹt nỗi mấy đàn hươu, nai chả lấy mống nào sợ Báo cả. Bực quá, Báo ta quyết bằng mọi cách tỏ rõ oai danh chúa tể, cho lũ ăn cỏ kia biết mặt. Thế là Báo tập hợp lũ chó sói, khỉ vượn lại vỗ béo và phân nhiệm vụ.
– Mi là chó ta bảo sủa thì sủa, còn khỉ thì… vỗ tay.
Thế là chương trình sủa và vỗ tay bắt đầu…
Suốt mất tháng ròng, chúng “sủa và vỗ tay” hươu, nai với ý đồ làm cho bọn này biết kính phục Báo. Nhưng lạ quá, loài ăn cỏ vốn hiền lành kia chẳng những hết nể phục Báo mà còn học đòi kêu í ới đáp lại. Tức chết đi được Continue reading

Trà Vigia & Inrasara đối thoại xung quanh Tagalau

Inrasara ghi.

Rã cả thể xác lẫn tinh thần, oải từ tâm hồn ta cho đến hình hài xã hội Chăm. Chuyện Chăm không muốn nghe vẫn phải nghe, không muốn nói buộc phải nói

Trà than thở, một chiều kia tại cà phê vỉa hè đường sá Sài Gòn ồn ào dòng người, dòng xe cộ.
Hôm nọ lai rai với Phăng, nó đã cảnh giác mình “anh Tư chắc chắn tai biến có ngày, nhậu đi, quên đời đi, nghĩ làm gì cho mệt”. Trà tiếp: – Nó không khích lệ mình chớ nó còn bảo mình thôi suy nghĩ. Nhưng được vậy là may, bởi định phận của trí thức là… suy nghĩ.

– Ờ, định phận của trí thức là thức, là ưu tư. Hết ưu tư là chết lâm sàng rồi còn gì… Continue reading

René Char: Gởi…

thơ René Char
Inrasara chuyển sang Việt ngữ.

Em là cuộc tình anh qua bao tháng năm
Nỗi thất thường anh trước bao chờ đợi
Đến không gì làm già cỗi, giá băng
Cả cái chết thiết thân mời gọi
Hay chậm rãi tìm cách chống lại chúng ta
Và cả mấy nỗi lạ xa
Những lần anh lẩn đi, bao thuở anh quay về Continue reading

Văn chương & Tư tưởng III-60

Ôm mang “sự vật” hay “con người” trong bản thể của nó, là yêu thương, hiến mình cho nó. Suy tư uyên nguyên hơn, yêu thương dâng hiến như thế có nghĩa là ban phát bản thể như là một tặng vật. Một tình thương như thế là bản thể riêng tư của tiềm năng, một tiềm năng không chỉ hoàn thành cái này hay kia mà còn có thể để cho sự thể mở phơi trong bản nguyên của nó, nghĩa là: để cho nó là… Continue reading

Moving Separately as Boats on the Water: Relating Ariya Cam-Bini and Ariya Bini-Cam to 17th Century Campa

In the 17th century the urang (people) of Bhumi Campa were in the midst of a dynamic period of transition. Having suffered the catastrophic defeat of the capital Vijaya in 1471, the Cam had moved their negara (capital) southward to Panduranga, situated in the heart of the modern Vietnamese province of Binh Thuan. With the conversion of the first Cam Ppo to Islam in 1607, and the tragic defeat of the epic devaraja (god-king) Ppo Rome during the Vietnamese annexation of Campa in 1651/3, it became clear that the Cam reliance on the moral authority of the Hindu-Buddhist divine universe was under threat Continue reading

Văn chương & Tư tưởng III-52

Vai trò của trí thức cũng sẽ phải đặc biệt quan trọng với tư cách là những người canh chừng sự vận dụng truyền thông bất chính, canh chừng sự chọn lọc và uốn nắn thông tin. Vai trò chủ yếu của họ là sẽ phải nói lên những gì không được nói, vạch ra những gì không được vạch ra, bàn luận về phần của hiện thực mà có thể không đi vào được cuốn phim ăn khách hay không thể chen chân lên được màn ảnh truyền hình Continue reading

Jaya Bahasa: Quan niệm về diễn đàn báo chí người Chăm

Ngày nay việc sinh hoạt trên diễn đàn báo chí không còn xa lạ với đông đảo bạn đọc người Chăm, trong bài viết này thử điểm qua một số tạp chí, trang web điện tử do người Chăm sáng lập và điều hành để giới thiệu văn hoá Chăm với thế giới bên ngoài hầu thấy được bức tranh sống động về hoạt động của người Chăm trên toàn cầu. Ở đây, chỉ dừng lại tìm hiểu quan điểm của các diễn đàn chứ không đi sâu vào nội dung đang được đăng tải và bàn luận.

1. Trước năm 1975.
Mọi sinh hoạt văn hoá của người Chăm vẫn còn khép kín ở làng quê, sự giao lưu văn hoá bên ngoài rất hạn chế chỉ một số ít sinh viên, công chức có điều kiện đi ra đô thành Sài Gòn sinh sống và làm việc mới có cơ hội tiếp cận được với báo chí Continue reading