Bức tâm thư gởi Trạm

Lời Inrasara:
Đây là bức thư viết tay của ông anh họ xa. Bức thư riêng có đề cập nhiều vấn đề. Thư cho một nhà văn nên nó động cập đến nhiều cái chung. Bức thư có ý tưởng “lành mạnh” được viết rất cẩn thận. Được ông anh cho phép, tôi xin mạo muội đăng lên Inrasara.com để bà con đọc và suy ngẫm. Thư không có sửa đổi, chỉ lượt bớt mấy chuyện riêng tư, bỏ đi các ví dụ tên tuổi cụ thể dễ gây ngộ nhận.


* Kể Damnưy với trẻ Chăm – 2001.

Ninh Thuận ngày 7 tháng 12 năm 2010.
Trạm mến!
Nhiều lần muốn viết thư cho Tr lắm, nhưng anh cứ ngại. Lấy cớ gì để viết đây? Tán chuyện xã hội thì anh em mình đã tán nhiều rồi, nhưng anh muốn nói qua thư, nói về nhiều việc. Để chính anh còn suy nghĩ về sau Continue reading

Ariya Bini – Cham, một tình ca bất hủ bị thất truyền

Tạp chí Văn hóa Dân tộc, số 1, 1994.

Trong dòng văn chương trữ tình, ba tác phẩm Ariya Bini – Cham, Ariya Cham – Bini, và Ariya Xah Pakei là ba thi phẩm đã xác lập thế đứng của mình trong dư luận quần chúng Chăm. Thế nhưng, tác phẩm dài hơn cả, và theo chúng tôi có giá trị hơn cả lại là tác phẩm ít được phổ biến nhất: Ariya Bini – Cham.
Tác phẩm có lẽ được sáng tác vào khoảng thế kỉ XVIII. Các sự kiện và nhân vật lịch sự thời Po Rome như Bia Ut (công chúa Ngọc Khoa), Xah Bin (một vị tướng của Po Rome), Bal Debare (thủ đô Champa ở Chung Mĩ) được ghi nhận chứng tỏ tác phẩm ra đời sau thời Po Rome (1651), thời vương quốc Champa lóe sáng một lần cuối cùng để rồi dần dần hòa nhập vào lịch sử Việt Nam Continue reading

Phan Đăng Nhật: Ariya Bini – Cham, một truyện thơ đặc sắc của dân tộc Chăm mới được phát hiện

báo Nhân dân Chủ nhật, 4-8-1996

Đó là truyện thơ Bini – Cham do ông Phú Trạm (Inrasara), công tác tại Trường Đại học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh công bố. Từ lâu, người Chăm truyền tụng với lòng hâm mộ Ariya Bini Cham. Nhưng mọi người chỉ nghe đồn, không biết hiện ai có tác phẩm đó. Do có công lao nhiều năm sưu tầm văn học dân tộc mình, ông Phú Trạm đã được tiếp xúc với bản chép tay của ông Than Tiơng, chép vào năm 1903. Như thế là một tác phẩm được đưa ra chào đời Continue reading

Thư gởi Chế Linh về Hội nghị Bàn tròn

Sài Gòn, 15-12-2010
Anh Chế Linh kính mến!


* Chế Linh thăm gia đình Inra tại Sài Gòn, 2007.

Ngày 8-12-2010 vừa qua tôi có nhận thư anh bàn về “Hội nghị Bàn tròn”. Cá nhân anh với Sara thì không việc gì, yêu và quý nhau nữa là đằng khác. Sara luôn trân trọng tài năng, nhân cách cũng như thiện chí của anh. Nhưng khi anh ý định tổ chức bàn tròn để giải quyết vấn đề xã hội Chăm nhấn vào “những nhân vật liên đới đến các vụ việc mang tới cho xã hội Chăm một thảm kịch hôm nay” trong đó có nêu tên tôi Continue reading

Ariya Bini – Cam by English

Nguyên tác tiếng Chăm, Ariya Bini – Cam và bản tiếng Việt của Inrasara, trong Inrasara, Văn học Chăm I – Khái luận – văn tuyển, NXB Văn hóa Dân tộc, H., 1994, tr. 296-321.
Translated by William B. Noseworthy
Sinh viên thạc sĩ – Lịch sử Đông Nam Á
UW-Madison Wisconsin

I.
And so I came from Mecca
As you passed through Harok Kah Harok Dhei (Quang Binh)
And arrived at Ma Lâm (Pajai)
Before returning home by sea
with the great waves of the South China Sea knocking on the side of your boat Continue reading

Inrasara: Xin lỗi bạn đọc về sách Sakaya

Bài Jaya Bahasa điểm sách Sakaya vừa đăng lên, 3 tiếng sau có 5 “phản hồi”. Sự quan tâm của bạn đọc đã khiến chủ website này hơi lấn cấn. 5 comments, trong đó có bạn dùng lời lẽ không hay lắm. Nên xin miễn cho Inrasara.com đưa lên. Có vài lí do sau:

1. Về nguyên tắc trao đổi, tôi đã vài lần nói rõ quan điểm của mình, rằng tôi chỉ trao đổi về:
– các sai phạm LỚN Continue reading

Văn chương & Tư tưởng II-61

Đây là thời đại của văn minh phương Tây. Không thể phủi tay chối từ hay chạy trốn. Chúng ta đang thở hơi thở của siêu hình học phương Tây. Dấn bước lên con đường thơ ca, thi sĩ buộc phải đi đến tận đầu mút con đường chọn lựa. Từ lâu rồi, người ta không còn tin tưởng vào mọi thứ chủ nghĩa. Các trường phái văn nghệ chỉ có thể tạo nên trào lưu khả năng làm sôi động không khí sinh hoạt văn chương, trong một giai đoạn – rất nhất thời. Nhưng dù thế nào đi nữa, thi sĩ hôm nay cần trải nghiệm trọn vẹn hành trình thơ của nhân loại: tiếp nhận và thể nghiệm. Nhập cuộc chịu chơi, trò chơi của thế giới (le Jeu du monde – M. Heidegger). Để cuối chặng đường, chúng ta làm cuộc đi xuống, tận đáy thẳm của bản thể thơ ca.
Bởi, thơ ca như là thơ ca thì không có tiến bộ. Hành trình thơ ca là hành trình đi ngược về nguồn, đến tận suối nguồn uyên nguyên của ngôn ngữ. Người mục tử chăn dắt ngôn ngữ như thể được ngôn ngữ ban tặng cho họ bổn phận chăn dắt giản đơn mà khó nhọc, đời thường nhưng tràn đầy linh thánh. Đó là quà tặng độc nhất của và từ suối nguồn. Nó mang ở tự thân lời tạ ơn cao vời sâu thẳm.
Inrasara, “Thơ như là con đường”