Thông tin Hội thảo Minh triết Chăm

Hội thảo “Minh triết Chăm” do Trung tâm Minh triết Việt Nam tổ chức, sẽ được tiến hành tại thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, dự kiến vào quý II năm 2011.

* Hội thảo Minh triết tại TP Hồ Chí Minh – 8-2010.

Trung tâm Minh triết Việt Nam nhờ Inrasara thông qua Inrasara.com thông báo đến mọi người:
– Quan tâm đến đề tài Hội thảo là Minh triết Chăm
– Không phân biệt tuổi tác, học vị học hàm, danh vị hay chức vị, vùng miền cư trú
– Khuyến khích giới trẻ tham gia Continue reading

René Char: Cả đời

Inrasara dịch

Cả đời chịu bao thương tích
kết liễu kẻ bị thương
Vũ khí đây
không gì cả
anh, tôi, sự hồi qui vĩnh cửu
quyển sách này
và ẩn ngữ
sẽ viên thành anh khi tới lượt
trong nỗi thất thường đắng cay của cát.

Văn chương & Tư tưởng II-66

Rừng thì có cây to cây bé, cây cao cây thấp; cổ thụ cần mà loại dây leo kí sinh cũng cần nốt. Một nền thơ cũng vậy. Đâu phải cứ muốn là được. Không thể nằm mơ sáng mở mắt thấy trắng bong mọi loại thơ đồng phục khắp các mặt báo. Thơ Áo trắng, Mực tím cần, thơ đậm đà bản sắc cũng cần; lục bát cần mà Đường luật cũng nên có; thơ của câu lạc bộ thơ Phường có mặt không thừa bên cạnh thơ trên báo Văn nghệ hay Tạp chí Nhà văn; và như thế, thơ tân hình thức, hậu hiện đại cũng phải được đề huề vui vẻ sánh vai Continue reading

Các câu nói nổi tiếng của Hoàng Ngọc Hiến

Hoàng Ngọc Hiến lâm trọng bệnh, thử góp nhặt vài câu nói nổi tiếng của ông, để bạn đọc cùng suy ngẫm.
1. Các câu nói nổi tiếng của Hoàng Ngọc Hiến

* Hoàng Ngọc Hiến tại Không gian Văn hóa Chăm ở Hà Nội, 5-2010 – Photo Inrajaya.

– “Dân Nghệ cái gì cũng biết, trừ hạnh phúc!”…
– “Dắt một con bò sang Liên Xô nó cũng đỗ phó tiến sỹ”.
– “Con tằm nó ăn dâu rồi nhả ra tơ; nhưng nhà nghiên cứu A thì ăn dâu rồi nhả ra… dâu!” Continue reading

Ghi chép tháng 1-2011: Hội thảo Đồng Tháp

Xem thêm ảnh trên Hoinhavanthanhpho.
Nhận giấy mời muộn. Ở Hà Nội.

Về Hội thảo khoa học Thơ với Nhà trường do Hội Nhà văn Việt Nam và Đại học Đồng Tháp thực hiện tại thành phố Cao Lãnh – Đồng Tháp, 15-1-2011. Tôi không viết tham luận mà chỉ ghi “phát biểu”: “Lối thoát nào cho thơ… nhà trường, hôm nay?”.
Không đi xe chung với anh chị em hội viên Hội Nhà văn thành phố và Hội Nhà văn Việt Nam ở thành phố Continue reading

Thế nào là học?

(Thử so sánh quan niệm học của dân gian Chăm và học của Khổng Tử)

1. Tôi đã hơn một lần dẫn truyện cổ “Đi tìm học bán vợ” để thử phân tích “Người Chăm học như thế nào?”, như một thể cách học từ truyền thống. Một truyền thống mang đậm bản sắc Chăm.

“Học, không phải để mưu lợi mà để biết. Đây là tinh thần thiện tri thức đúng nghĩa: tình yêu tri thức. Chỉ học như vậy, bạn mới đạt đến minh triết thực sự. Ta yêu tiếng Chăm, ta học nó; chứ không học vì nó có hứa hẹn cho ta có cái gì bỏ vào nồi – buh tamư gauk lisei được hay không?
Thầy, không buộc trò phải làm nô lệ mình, nô lệ vật chất nhất là, nô lệ tinh thần Continue reading

Yamy – Thơ 35: Thuphi

tặng Mai Lan

Là em đó Thuphi
Không phải hoa lá cành mà là đất
Là suối nguồn là biển khơi ẩn mật
Và là em đó Thuphi!

Gót chân Huyền Trân vào xứ lạ
Tình chưa say đã giong buồm vội vã
Tiếc lắm tuổi xuân thì
Là em đó Thuphi! Continue reading

Mỗi kì một chân dung 25: Phan Huyền Thư


* Phan Huyền Thư tại Ngày Thơ, Văn Miếu – Hà Nội, 2006.

Phan Huyền Thư con gái của nghệ sĩ nổi tiếng Thanh Hoa. Nhưng khác với rất nhiều đứa con đi theo nghiệp bố mẹ luôn chịu đựng “bóng đè” của người đi trước, hoặc phải chiến đấu cật lực mới thoát khỏi cái bóng của bậc sinh thành. Phan Huyền Thư ngược lại, đã tự mình bước đi đầy kiêu hãnh. Độc lập chinh phục các thành tích ngoạn mục. Phan Huyền Thơ đạo diễn phim tài liệu lẫn Phan HuyềnThư thơ.
Người viết vừa xuất hiện đã khẳng định ngay tên tuổi trên thì đàn, là điều hiếm Continue reading