Ghi chép tháng 1-2011: Hội thảo Đồng Tháp

Xem thêm ảnh trên Hoinhavanthanhpho.
Nhận giấy mời muộn. Ở Hà Nội.

Về Hội thảo khoa học Thơ với Nhà trường do Hội Nhà văn Việt Nam và Đại học Đồng Tháp thực hiện tại thành phố Cao Lãnh – Đồng Tháp, 15-1-2011. Tôi không viết tham luận mà chỉ ghi “phát biểu”: “Lối thoát nào cho thơ… nhà trường, hôm nay?”.
Không đi xe chung với anh chị em hội viên Hội Nhà văn thành phố và Hội Nhà văn Việt Nam ở thành phố. Xe con Hội Nhà văn thành phố đưa Lê Quang Trang sẵn đường qua Bà Quẹo, trưa – mình đợi sẵn, xe rước đi.

Xe vào thành phố Cao Lãnh khi trời đã nhá nhem tối. Tôi được bố trí ở phòng khách ngay trong khu Đại học. Chung với nhà thơ Phan Hoàng. Nửa đêm, hai nhà thơ trẻ Nguyệt Phạm và Trương Gia Hòa bị phiền phức ở khách sạn bên kia đường, di tản qua ngủ chung phòng rộng. Tôi đã ngủ khò từ lúc nào, mỗi Phan Hoàng lo cho chị em.
Buồn cười!

70 nhà văn nhà thơ các nơi về dự. Cả các nhà thơ có thơ trong sách giáo khoa. Gần hai trăm sinh viên khoa văn nữa. Sáng, đọc tham luận, như thói quen muôn thuở của các hội thảo Việt Nam.
May cuối giờ trưa, có mục thảo luận, 30 phút.
Mọi người yêu cầu tôi nói. Tôi lúc đó đang ưỡn ngực cho một bạn thơ chụp ảnh, trước mặt là bảng chữ INRASARA – Phó Chủ tịch Hội đồng Thơ Hội Nhà văn Việt Nam. Oách chớ!

Tôi e hèm:
“Chúng ta nghe nhiều tham luận rồi. Ở đây tôi chỉ muốn gợi ý cho các bạn sinh viên phản biện. Học cách phản biện về nhiều vấn đề”.
Tôi nói về cách phản biện bài thơ chơi đáo của Nguyễn Duy trong sách giáo khoa (có mặt Nguyễn Duy ở bàn đại biểu), về tham luận của một tiến sĩ nhận định thơ lục bát Đồng Đức Bốn là hàng đầu lục bát Việt Nam. Về sự không tiếp nhận được cái mới của độc giả hiện nay…
Kết luận:
“Các bạn từng yêu các nhà thơ đang ngồi ở hội trường này, các nhà thơ có thơ trong sách giáo khoa các cấp, các bạn đã từng say mê họ, thậm chí đã từng thần tượng họ. Nhưng các bạn phải biết phản biện, nỗ lực tiếp nhận tinh hoa thế giới để có thể sáng tạo vượt qua họ. Chính tinh thần này làm cho các bạn lớn, từ đó các bạn sẽ có đóng góp vào tiến trình văn chương Việt Nam. Chỉ thế thôi chúng ta mới mong đưa nền văn chương Việt Nam hội nhập thế giới”.


* Với nhà thơ Phan Hoàng, Photo Phan Hoàng.

Chiều, giao lưu.
Sau Nguyễn Duy là ba nhà thơ trẻ Sài Gòn. Nửa chừng Phan Hoàng nghe “cô đơn” giữa hai nữ là Nguyệt Phạm và Trương Gia Hòa, đã đề nghị nhà thơ Inrasara lên tiếp tay. Phan Hoàng tài hoa, trẻ trung, vui tính nhưng lại có ý chỉ ‘diễn’ với nhau. Tôi đề nghị bạn nên giao lưu với sinh viên là chính.
Một cô sinh viên (80% sinh viên khoa văn chương là nữ) hỏi:
– Thưa nhà thơ Inrasara, thơ đương đại được sáng tác theo nhiều hệ mĩ học khác nhau, làm sao người đọc có thể tiếp nhận được? nhất là loại thơ hậu hiện đại…
Tôi đề nghị các em tập trung đặt câu hỏi với ba “nhà thơ trẻ” thành phố trước, anh Sara sẽ giao lưu giờ chót…
Cuối cùng tôi ‘cướp diễn đàn’ (chữ của nhà phê bình Nguyên An) ba phút để thuyết…
Tôi nói về các thế hệ nhà thơ không chấp nhận thơ của nhau, không do khác biệt tuổi tác mà chính là do hệ mĩ học; về lạc hậu của chương trình Đại học Việt Nam,…
Và khác biệt căn bản giữa cách làm thơ Nguyễn Duy và Inrasara. Trong khi Nguyễn Duy làm thơ như là thơ nhật kí, nhấn vào tình cảm và ngẫu hứng là chính, thì tôi ngược lại – làm thơ hoàn toàn trên phát triển tư tưởng, có đề cương kế hoạch.


* Với nhà văn Vũ Hồng, Photo Phan Hoàng.

Tối, 6 giờ chiều, cơm xong, mọi cùng lên xe về Sài Gòn.
Nhà thơ thành phố đã không chịu ‘dấn thân’ trọn vẹn để ba cùng ‘sướng’ với anh chị em văn nghệ sĩ địa phương, và nhất là với mấy em sinh viên còn lưu luyến xin chữ kí với đứng chụp chung bức ảnh kỉ niệm… Vậy đó.
Dẫu sao Hội thảo như vậy là thành công rồi. Thầy cô Đại học Đồng Tháp cũng chịu chơi rất mực.

7 thoughts on “Ghi chép tháng 1-2011: Hội thảo Đồng Tháp

  1. Nhà thơ đòi hỏi sự tương tác. Nhà thơ bảo sinh viên chớ nghe một chiều mà phải biết học phản biện. buổi giao lưu tôi có giấy hỏi nhà thơ nhưng ban tổ chức báo hết giờ, vậy tôi xin hỏi nhà thơ tiếp là:
    – thường thì giảng viên ít khi muốn sinh viên phản biện, thì sao ạ?
    – sinh viên muốn làm thơ, muốn “sáng tạo” như nhà thơ nói, nhưng sáng tạo rồi đăng ở đâu? Có cuộc thi nào cho sinh viên? Ai hướng dẫn họ làm và sửa?
    – đòi hỏi tương tác, nhưng ngay hội thảo này, ban tổ chức không có thời giờ cho sinh viên trao đổi trực tiếp với từng tham luận thì sao?
    Mong nhà thơ dành chút thời gian trả lời.
    Em xin cám ơn

  2. Dan toc Cham co gi dau hay ho, luc nao cung the hien ta day, nhung chang lam nen tro trong gi.
    Quan caphe Tagalau1 giong nhu chuong ga, vay ma cung de bang hieu cho mat mat neu khong du kha nang thi dep, chang biet noi lam sao?????
    Neu khong sat muoi cho cac anh thi chang biet khi nao may anh tien bo.
    Chan that.
    Harajatha
    Thanh kiet- Phan thanh- Bac Binh-Binh Thuan

  3. Toi du giau hon cac anh de noi cac anh, chang co ai ra hon. Vay ma cu ta day. Ca huyen bac binh (nguoi cham) chang ai giau bang nha toi. Toi khong so gi cac anh.
    Harajatha
    0902 6666 21

  4. Tôi không hiểu bạn Harajatha muốn phê phán ai? Phê phán Cà phê Tagalau 1 thì rất sai. Bạn trẻ chủ quán cà phê này khoe “ta đây” ở đâu? Có khoe mình giàu bao giờ đâu? Chính bạn khoe mình giàu nhất Bắc Bình đấy chứ?
    Nếu nó giống chuồng gà như bạn bảo thì nếu Hara giàu thì nên giúp các bạn trẻ 1 tay đí, cho nó phát triển chớ phải không? Hoặc ít ra bạn cũng tội nghiệp cho họ, sao lại nỡ phê phán các bạn trẻ kia?

  5. Inrasara.com không nên post mấy comment như của Harajatha.
    Người ta đang thông tin về Hội thảo mà mình lại đi nói xấu quán Cà phê Tagalau1.
    Không có ích lợi gì cả.
    Theo tôi được biết tên Tagalau được 3 chỗ lấy đặt tên cho mình là Takalau ở Mũi Né. Tôi có hỏi Inrasara là họ có xin phép anh không, được trả lời là có, nhưng họ thông tin và đổi chữ G thành chữ K. Như vậy là không trùng. Không sao.
    Một chỗ nữa thì họ lấy tên mà không xin phép. BBT Tagalau đã bảo họ lấy xuống rồi.
    Còn cà phê Tagalau1 tôi biết JA có xin phép chủ biên, và anh cho, mà không đặt điều kiện gì cả. Đáng lẽ quảng cáo là có tiền nhưng đây Tagalau chưa thật có thương hiệu, nên cả hai hỗ trợ cho nhau để tên Tagalau được nhiều người biết đến đã tính sau. Anh Inrasara cho hay như vậy. Tôi cho là phải, không cần bàn cãi.
    Còn việc tiệm cà phê làm ăn được hay không đâu có gì đáng nói xấu nó, rồi còn tuyên bố là người Chăm “chả có ai ra hồn gì cả”. Vậy anh là người ra hồn à? Vì anh giàu có?
    Nên tôi lưu ý là post bài này lên là thành cãi nhau vô ích.
    Mong anh Inrasara thông cảm.
    Thân ái

  6. THÁP KHÓC
    Tháp đã đứng đấy mấy nghìn năm
    Nức nở không thôi nỗi quốc tàn
    Tháp đứng nghiêng mình tuôn giọt lệ
    Thắm vào đất mẹ suốt nghìn năm

  7. Thân gởi Campleicang
    Loại thơ ủy mị than khóc như thế này giờ đã hết thời rồi bạn à.
    Bạn cần thay đổi lối nghĩ và cách viết thơ. Bắt chước Chế Lan Viên “đây những tháp gầy mòn vì mong đợi”… thì không hay đâu.
    Mong bạn xem lại.
    Thân mến.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *