Căn bệnh của phê bình hôm nay

Bài viết đã đăng trên báo Văn nghệ, 30-8-2008 và Tạp chí Tia sáng số 17. Do giới hạn khuôn khổ của tờ báo, nên có vài đoạn tác giả tự cắt bớt. Nay đăng lại toàn văn. Bài viết đã được sửa lại ngày 20-9-2009, để chuẩn bị in trong tập tiểu luận – phê bình: Thơ như là tiến trình.

*
Không khác sáng tác, phê bình hôm nay cũng đang lâm bệnh. Có lẽ còn nặng hơn. Dẫu sao, sáng tác thiên cảm tính còn chấp nhận được. Phê bình, tự nhận đầy ý thức, với nhiệm vụ “soi đường”, “định hướng” sáng tác, nhưng chính nó còn ngái ngủ, chưa tự thức self consciousness. Chưa, nên không nhìn ra bệnh, hay có thấy nhưng còn mơ mơ hồ hồ, hoặc tự kỉ là căn bệnh chưa có gì trầm kha lắm, không muốn chữa, không cần thiết chữa Continue reading

Nhập lưu hậu hiện đại, kì 2 – Gõ cửa.

Tham luận tại Hội thảo Thơ Việt Nam đương đại,
Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, TP Hồ Chí Minh, 19.02.2008.
Nhập lưu 2. Gõ cửa.

B. Mở…

Dị ứng và gây dị ứng
Gần mươi năm qua, từ khi “chủ nghĩa hậu hiện đại” (postmodernism) xuất hiện trong thế giới chữ nghĩa Việt Nam, nó đã gây dị ứng không ít từ nhiều phía và kéo dài hơi… lâu. Continue reading

Inrasara: Cần phải gọi tên đúng sự thể

Phong Điệp trò chuyện với nhà thơ Inrasara.
Bài này đã được đăng một phần ở báo Văn nghệ, 24.05.2008.

: Tôi muốn bắt đầu cuộc trò chuyện này bằng một câu hỏi mà rất có thể sẽ làm anh phật ý: anh có phải là người thích gây “sốc”, thích “gây sự” bằng các nhận định, các tuyên ngôn? Continue reading