Khánh Phương: HUYỀN TRÂN

Chàng hoàng tử dại khờ dâng cho em đất nước của chàng, biết bao khăn trùm đầu goá phụ những ống chỉ xe không hết hàng ngàn đêm màu nhiệm. Đêm nào em cũng thức cầm cây đuốc rừng rực tàn lửa đứng nhìn trên nóc thành cao về nơi xứ sở mà không một màu sương nào hiện rõ. Tha thứ cho em, em đã làm như chẳng hề biết gì tóc trắng Siva, ngũ cung Phật Thệ và Ariya Cam vần sáu tám. Cả đất nước vang lên tiếng đục chạm những nghệ sĩ cố giũa thêm đường nét cuối bức phù điêu mềm mại để sớm mai kịp về khoác lên mình áo giáp. Ngựa hí tơi bời đồng cỏ Chăm. Tham vọng chồm lên những đền đài ngã ngựa, con sóng nuốt trọn thành quách về vực thẳm hư không. Hãy mang em đi với ngựa ô truy thẳng về cái chết, những thần dân hào hiệp đứng thẳng mình trong vầng lửa Gandharva buông đàn đứng hát.
Khép lại ngày cuối cùng của vương quốc bằng tình yêu. Tình ta như cát, gió khốc ruỗng trên nền sa thạch.

* Lời bình của Inrasara: Đây là bài thơ hay hiếm có về Chăm. Ý tưởng lạ và các liên tưởng lạ ngờ. Lạ hình ảnh và lạ cả ngôn từ: khăn trùm đầu, tóc trắng Shiva, vầng lửa Gandharva, đền đài ngã ngựa, sóng nuốt thành quách, gió khốc ruỗng nền sa thạch,…. Dù nhịp điệu thơ có hơi quen thuộc, nhưng chính những cái lạ kia đã đẩy bài thơ dịch chuyển bất ngờ, thú vị.

Thu Ba: Inrasara và những dòng nắng, gió, cát Champa

hay Inrasara nhà văn, nhà văn hoá Chăm đương đại.
kịch bản phim – VTV3

1. Mười năm trước trên thi đàn Việt nổi lên một cái tên lạ, lúc đầu còn khiêm tốn, càng về sau càng sáng, rồi rực rỡ hẳn lên, và bây giờ phóng chiếu hẳn ra ngoài biên cương, rạng ngời trên tao đàn Đông Nam Á. Đó là Inrasara. Biên độ hoạt động của ông rất rộng không chỉ trong lĩnh vực thơ mà còn lan toả sang việc viết tiểu thuyết, truyện ngắn, lý luận phê bình, nghiên cứu văn học và ngôn ngữ chăm, và cả dịch thuật nữa. Continue reading

Văn học Đông Nam Á trong tâm thế hậu thuộc địa

Bài viết đã được sửa lại ngày 20-9-2009, để chuẩn bị in trong tập tiểu luận – phê bình: Thơ như là con đường.
*
1. Không chỉ Việt Nam, văn học Đông Nam Á đang ở vị trí rất khiêm tốn so với văn học nhiều nước trên thế giới. Hai thập niên đầy sôi động, chỉ tính Giải Nobel văn chương thôi, trong lúc các nền văn học [lâu nay bị cho là] ngoại vi the peripheral literature khắp nơi đang nỗ lực giành và giành được bao thành tích chói lọi. Từ châu Phi, châu Mĩ La tinh cho đến châu Á. Hay sát cạnh ta: Nhật Bản, với những tên tuổi Yasunary Kawabata, Kenzaburo Oe, Haruki Murakami. Như thể một cách thế giải trung tâm ngoạn mục, thì Đông Nam Á cứ đứng nhìn, như là kẻ ngoài cuộc Continue reading

Ngôn ngữ, từ lời dạy của Khổng Tử

Thư cho bạn trẻ

Bạn thân mến
I. Chuyện vui
1. Từ năm 1985-1992, thời gian ở quê tôi có khoảng 20 cuộc hội thảo mini tại gia đình. 8-12 người/ cuộc. Gồm các chú bác trí thức và chức sắc Chăm (đôi khi cả Kinh) tham gia, từ các làng, tỉnh khác nhau, thành phần khác nhau. Tôi đãi cơm, rượu, trà nước và gợi mở cho chú bác nói chuyện. Bổn phận tôi là… nghe. Có bác dự vài cuộc khá ngạc nhiên hỏi Sara sao không thấy cậu phát biểu gì cả. Tôi nói: cháu nghe là đủ rồi. Continue reading

Phan Quốc Anh: Inrasara, đứa con đất Tháp

Tôi – đứa con của ngọn gió lang thang cánh đồng miền Trung nhỏ hẹp
Đứa con của nắng lửa bốn mùa cát trắng hanh hao

(Thơ Inrasara)

Tôi đến thăm làng Mỹ Nghiệp quê anh vào một chiều nắng cháy. Cũng như bao làng Chăm khác, Mỹ Nghiệp cũng có hàng cây xương rồng bao quanh và những mái nhà thấp lè tè. Người Chăm kiêng không trồng cây cao, chỉ có những hàng rào bằng cây keo khô tua tủa gai ken sít vào nhau nên xứ nắng như càng nắng hơn. Hình như nước da ngăm ngăm của người Chăm chỉ thích hợp với nắng. Continue reading