Chuyện tươi Katê-13. 13 TỪ KHÓA CHO NGƯỜI KHỞI NGHIỆP LÀM ĂN

Sáng, sau hội thảo ở Nha Trang, Thu Thủy qua đèo tôi ghé quán Cà-phê nhỏ, xinh gặp cô chủ nhỏ nhắn, xinh xắn đang khởi nghiệp bằng nghề nhỏ, xinh không kém. Sau cà-phê, hai bạn còn đãi tôi bữa cơm chay thật ngọt lành nữa.

Qua câu chuyện không đầu đuôi, cô chủ chú tâm đến mấy “từ khóa”, các từ khóa có thể mở cửa thành tựu, lĩnh vực nào đó. Ừ, thì qua làm thật trong đời thực của tôi, tạm nêu 13 TỪ như là quà tặng người bạn mới: Hải Ly.   

[1] Thói đời cho rằng không biết nói dối không buôn bán được, tôi: Buôn bán, bạn không được quyền nói dối.

Continue reading

Thơ của bạn thơ-71. VÀI CÂU HỎI MANG TÍNH GIẢI ĐỊNH KIẾN

[ý chính tham luận tại Nha Trang, 6-10-2024]

Như thói quen, ở đây tôi nói chứ không đọc tham luận – đúng 8phút. Và do phát biểu trên diễn đàn, tôi cũng cho khiếm danh các đối tượng.

1. Giải định kiến-1. Hiện đại thì không bản sắc

Tôi dẫn nhà thơ Lò Ngân Sủn khi anh bàn về Tháp nắng. Câu hỏi:

– Anh chưa biết văn học Cham thế nào, thì làm sao biết thơ Inrasara thiếu bản sắc Cham?

– Nữa, khi đã hiện đại, nhà thơ phải đánh mất bản sắc sao?

Continue reading

Chuyện tươi Katê-11. DẠO NÀY INRASARA CÓ CÒN LÀM THƠ?

Câu hỏi của ai không nhớ, trong nhóm bạn văn ngồi với nhau vừa qua, tại Sài Gòn. Ừa, tôi làm nhiều thứ, từ nghiên cứu đến phê bình, từ thuyết đến hành, từ san định kinh sách đến hoạt động xã hội, thế nên mọi người nghĩ tôi bỏ quên thơ. – Có đâu!

Tâm [thơ] và cảnh, con người và sự vật. Cảnh thay-biến-chuyển đổi liên tục, tâm thơ thì định, ứng với cảnh kia, và bật ra tiếng thơ.

Nhớ, tôi đọc đâu đó 20 năm trước, nhà thơ Nguyễn Duy từng tuyên không làm thơ nữa. Tôi nói, không có vụ đó đâu, bởi không thể. Và nó đã không thể thật, anh vẫn có thơ.

Continue reading

Chuyện tươi Katê-09. NIỀM BÍ ẨN CỦA TÌNH YÊU

[Katê là mùa của TẠ ƠN]

Năm 2017, tôi có serie: “Khám phá lớn nhất của tôi là khám phá về tình yêu”, với yêu chữ, yêu tiếng, yêu thơ, yêu palei, yêu cây, yêu cái mới, yêu tư tưởng, yêu tự do, yêu câu hỏi…

Rồi: Yêu, có nghĩa là làm, Yêu là biết lắng nghe, Yêu là khai tính, Yêu là biết lan tỏa, Yêu là biết yêu… mình, Yêu, nghĩa là vô danh trong hành động, Yêu là biết/ dám chiến đấu bảo vệ…

Tuổi thanh xuân, tâm tính tôi đầy bạo động, cực đoan, phân biệt đối xử, từ đó hành xử không ít sai lầm. Nhưng rồi khi ý thức sâu thẳm mình LÀ CHAM trong lòng đất nước Việt Nam, bước qua tuổi 15 tuổi “tìm học”, rồi khi biết triết học Bà-la-môn, cạo đầu tu Phật và ngẫm Ariya Glơng Anak, tôi đã CHỨNG NGỘ.

Continue reading

Chuyện tươi Katê-08. BAO GIỜ CHAM MỚI CÓ ĐẦU TÊU?

Đầu têu, tức chủ trò một nhóm người với nhau, ở cuộc nào bất kì – là MC đúng nghĩa.

[1] Tối như lệ thường, tôi ngủ 8g30, ngủ ngon để 10g thức vệ sinh, rồi chơi tới 3g sáng. Tối nay ngoài sân rộng, các cháu tụ hội, đâu lối 30 cháu lứa 17-18. 10g, thức – tôi qua nhắc tắt karaoke. Tính ngủ tiếp, tôi thử phá lệ – nằm nghe thế hệ trẻ nói gì với nhau. – Không gì cả, suốt cả tiếng, tôi ngủ tiếp!

Nghĩa là câu chuyện không đầu đuôi, không chủ đề, thỉnh thoảng 1-2-3 dzô dzô, và cười. Đơn giản, bởi ở đó thiếu đầu têu!

Continue reading

Chuyện tươi-hay Katê-07. NHUẬN BÚT THƠ KHÔNG VÔ TĂM TÍCH

Kể vụ tôi bù lỗ cho Hani 48 cây vàng, anh bạn nhắn tin: “Sara nổ”. Không nổ đâu, mà thật. Tôi kể khi nhân vật còn sống, vừa dễ kiểm chứng, bên cạnh để tôi kịp chỉnh sửa hồ sơ.

Tôi tánh độc lập tờ bé, qua Tiểu học tôi đã biết tự lập. Vào Đệ Thất, học bổng tôi đủ nuôi thêm người nữa. Sau đó tôi làm gì cũng ra tiền, đến thành… “đại gia” luôn!

Rồi buông, cố ý buông để hôm nay tôi vô sản toàn tập. Minh Tuệ có ít, buông mà nhằm nhò gì. Tôi sở hữu nhiều, mà buông mới ác.

Continue reading

Chuyện tươi Katê-06. KATÊ, NHỚ TAGALAU

1. Hè 1996, sau Trại Sáng tác ở Đại Lải, tôi đề nghị Hội Nhà văn làm số đặc biệt về Cham trên Văn nghệ Dân tộc & Miền núi. Từ Hữu Thỉnh đến Nguyễn Khắc Trường, rồi Đăng Bẩy kêu Trạm gửi trước để xem bài vở Cham ra sao đã. Tôi lúc đó vô danh tiểu tốt, có ma mới tin.

Chơi liều vậy, mà được. Tôi làm tiếp ở tạp chí Văn nghệ Bình Thuận-1997, rồi tạp chí Văn hóa Dân tộc. Ba kì liên tù tì như thế tôi mới tự tin làm Tagalau. Ba kì khởi động, phần tôi [kí thêm 2 bút danh] có 9 văn xuôi, 10 nghiên cứu, 8 thơ; tác giả khác mỗi người 1-2 bài.

Continue reading

Chuyện tươi Katê-05. NHA SĨ, CHUYÊN GIA & NHÀ VĂN MA

Ba câu chuyện…

[1] Năm ấy, Bộ Giáo dục mời tôi thuyết ở Khóa Hè giáo viên tiếng Cham tại Sở Giáo dục Ninh Thuận. Xong buổi, trước cửa hội trường, bạn học thuở Tiểu học [vai chú] trờ tối bắt tay tôi, hỏi vui:

– Trên trả cho mi nhiêu?

– Ba – tôi nói – như không có gì.

– Ba trăm à?

– Sao lại trăm, ba triệu chớ – tôi cười.

Continue reading

Chuyện tươi Katê-04. VĂN HÓA CHAM NHÌN TỪ CHAM

[Cham đóng góp gì vào nền văn hóa đa dân tộc VN & Giải huyền thoại… Tóm buổi nói chuyện tại Đại học Văn Lang, tối 25-9-2024]

“Văn hóa Cham nhìn từ Cham”, thế nhưng đó là Cham nào, một câu hỏi cốt yếu ít ai đặt ra.

Bởi, như tôi hay nói đùa, có đến 12 “loài” Cham khác nhau, với cách nghĩ và phản ứng mang tính văn hóa khác nhau. Nhất là sau mấy cuộc Nam tiến của Đại Việt, khi vương quốc Champa tan rã, một bộ phận sinh linh Cham nhập vào đất nước Việt Nam thống nhất. Cham nào?

Continue reading