Sống triết lí Cham-6. CHAM CÓ TRIẾT LÍ ÂM DƯƠNG!?

Văn minh Champa chủ yếu vay mượn Ấn Độ. Vay mượn kết hợp với yếu tố bản địa, Cham làm nên một nền văn hóa-văn minh vô cùng độc đáo. Ở đó biểu tượng cặp đôi Linga-Yoni biến thành Đực-Cái, Nam-Nữ là rất điển hình.

Mọi hiện tượng văn hóa Cham phải được diễn ngôn từ nền tảng [Ấn Độ] và yếu tố bản địa ấy. Tiếc, do không am hiểu tính triết học của vấn đề, gần đây có vài giải thích sai lệch, trong đó việc dùng biểu tượng Âm Dương của Trung Quốc lí giải biểu tượng Đực-Cái, Nam-Nữ, là một.

Continue reading

Giải trí đầu tuần. TÔI LÀ NHÀ BÁO… LỚN

Tổng biên tập báo Dân tộc & Phát triển hô thế, khi giới thiệu tôi tham luận đầu tiên ở hội thảo “Nhà báo & Vấn đề chủ quyền biển đảo” tại hội trường Khách sạn Phong Lan – Phan Rang, năm 2014.

Hôm nay đầu tuần, rỗi, kiểm đếm lại, thấy nó cũng hơi… đúng.

Tôi chưa hề có ý định viết báo, hiếm khi gửi bài đăng báo, không dưng thành nhà báo, lại là nhà báo lớn nữa mới lạ chớ!

Bài tôi đăng nhiều trên tạp chí, báo

Continue reading

Sống triết lí Cham-5. CĂN CỐT CỦA TRIẾT LÍ CHAM

Tết năm ngoái, ngồi với nhóm thế hệ Cham mới, Jaka kể câu chuyện: Trong buổi “thuyết” ở Viện Goethe – Hà Nội, bị một thính giả hỏi vặn mang tính khiêu khích: Cham có văn hóa sao?, “diễn giả” liền bỏ ra ngoài… hút thuốc [đã kể].

Thấy, rồi mới tìm, ai nói thế? Tôi: Thấy, sống với, rồi mới tìm cách diễn đạt. Với Minh triết hay Triết lí Cham cũng cùng thể cách.

Cham có triết lí không? Khác đi, đâu là cốt tủy của Triết ‘Xakarai Cham’?

Continue reading

Sống Triết lí Cham-4. TÌM TRIẾT LÍ CHAM Ở ĐÂU?

Champa mất, người luân lạc, sách vở thất tán nhiều, tôi tìm triết lí Cham ở đâu?

“Chúng ta vỡ lòng mốc bụi dĩ vãng”, ai nói thế! Tôi vỡ lòng mốc bụi dĩ vãng Cham, và quan sát đời sống Cham hiện đại, để tìm…

1. Quan sát PHẢN ỨNG của con người Cham trước vấn đề đặt ra trong đời sống thực tiễn

1.1. Thuở bé, là các ông láng giềng quanh tôi.

Continue reading

Sống Triết lí Cham-3. TÔI CÒN NỢ CHAM NHỮNG GÌ?

Mưtai kloh thre’, Cham nói: Chết hết nợ, còn sống là còn nợ.

Nợ ơn sinh thành: cha mẹ, nợ thời dưới chơn thầy, nợ chủ hộ: gánh vác sự nghiệp vợ con, và nợ cộng đồng. 4 khu vực này, tôi đã tư và hành thế nào?

1. Công ơn sinh thành

Tuổi thanh niên, tôi 1 lần duy nhất làm cha mẹ buồn – rất buồn, giật mình, tôi hứa với lòng không bao giờ nữa, để rồi từ đó luôn mang niềm vui cho song thân.

Continue reading

Sống Triết lí Cham-2. VIẾT TRIẾT LÍ CHAM THẾ NÀO?

[1] Cham có từ ‘xakarai’ “triết lí”. Quý ông Cham nói ‘pacoh/ pacôh xakarai’. ‘Pacôh xakarai’: bàn luận nhuyễn triết học, ‘pacoh xakarai’: đấu, tranh luận triết học. Chứng tỏ Cham có triết lí, hệ quả từ sự ra đời sớm của chữ viết Cham ở thế kỉ IV.   

Nhưng rồi từ sau 1975, truyền thống ‘pacoh/ pacôh xakarai’ ấy không còn nữa. Trong đời thường và cả trong lễ lạt các loại.

Công trình Minh triết Cham [Nhà xuất bản Tri thức in lần 4 năm 2024], tôi xem minh triết như là những mảnh “trí khôn sáng dân gian” được cóp nhặt và trình bày đơn lẻ. Hôm nay, tôi kết nối chúng lại thành hệ thống, để làm nên Triết lí/ triết học Cham.

Continue reading

Triết lí Cham-1. TÔI, TRONG CHẾ ĐỘ MẪU HỆ

[Đáp án cho câu hỏi ở Cà phê thứ Bảy 19-10-2024, tại Sài Gòn]

Tôi nói Chế độ gia đình Mẫu hệ có ba ưu việt, tôi đặt tên là 3K: Nữ không đĩ điếm, nam không mù chữ, cả hai không ăn xin. Là chuyện của thế hệ cha chú tôi thập niên 1970 trở về trước, chứ hiện nay tôi không đảm bảo.

Tại sao nam không mù chữ? Cham đồng hóa chữ ‘akhar’ với tri thức. Thiếu chữ, bạn không thể chiến đấu, thế nên dù sao đi nữa, bạn phải trang bị thứ vũ khí đặc thù này.

Continue reading

Hani-14. LÀM THẾ NÀO ĐỪNG PHẢI MẮC NỢ QUAN HỆ?

[hay. Tại sao dùng chữ “có lòng”?]

Người bạn vong niên của tôi lương hưu cả chục triệu, nhà có mỗi hai ông bà sống ở quê mà mãi than ôi là trời biển. Tôi hỏi sao thế, bà chị kêu:

– Phải ăn uống thôi đâu cei Trạm nó, còn đám, lễ các thứ. 

Mèng! Nghĩa là mang nợ từ đời nảo đời nao. Ai khiến! Tôi khác cơ, dám nghĩ, dám làm theo lối nghĩ của mình. 3 câu chuyện thực:

Continue reading

Sống tôn giáo-54. ‘CHỮ TU KIA CŨNG CÓ BA BẢY ĐƯỜNG’

[TU: Chọn lựa, lên đường, và thử thách]

Thiếu “tư duy phát triển” growth mindset, hay mang lối nghĩ “đóng”, bạn lúng túng không biết đàng nào mà tư, mà ngôn. Nếu cố nói, thì manh mún và hỏng hóc là cái chắc.

Thử nêu vài điển hình, từ Chân Quang đến Nhất Hạnh, Tuệ Sỹ, Thanh Từ, Minh Tuệ, qua Tapah Cham và tôi.

Continue reading

Sống tôn giáo-53. VÔ CHIÊU  MINH TUỆ

Đạo sĩ Minh Tuệ không làm mà rất… làm.

Thích Chân Quang đang ở đỉnh, mới ngôn xuất “tào lao, ba trợn” thôi, đã bị vô chiêu cho lên bờ xuống ruộng không cách nào gượng dậy. CEO Nguyễn Phương Hằng đang “đỉnh cao”, chỉ vì nổi hứng đòi “quất Sư Minh Tuệ không trượt phát nào” cuối cùng rồi bị ngón vô chiêu cho KO.  

Phật thuyết cao thủ tức phi cao thủ thị danh cao thủ, là vậy.

Continue reading