GIÃ TỪ VŨ KHÍ – NÓI 1 LẦN RỒI THÔI

Hôm 2 bạn sinh viên từ Sài Gòn ghé, trước giờ chia tay, bạn hỏi ra vẻ ái ngại, đại ý: Sara còn cứng cựa, sao lại sớm rời cuộc chơi thế? Tôi mới nói:

– Từ 65 tuổi, tôi đã bước qua giai đoạn khác và mới của một đạo sĩ Bà-la-môn, cắt rời nghĩa vụ “tam chúng”, thõng tay đi vào chợ, thong dong giữa miền cuộc đời.

Còn lại nếu gọi là bổn phận, đây là 3 việc chính của tôi:

Continue reading

Bài học Minh Tuệ-20. TỪ MINH TUỆ ĐẾN GLANG ANAK-1. CÁI BIẾT

[về vài TỪ cốt tủy của Ariya Glơng Anak]

1. Không của cải, tiền bạc, không nhà cửa hay nơi trú thân, không tí ti quyền lực, vậy mà đạo sĩ Minh Tuệ đã tạo nên sức hút không thể cưỡng.

Tiếng Cham: ‘Thau’: biết, ‘Thau krưn’: nhận biết, ‘Xakrưn’: nhận thức.

Sokrates biết gì? – Biết mình không biết gì cả, là cái biết sâu thẳm nhất ở triết gia này. Minh Tuệ biết gì? – Biết lí vô thường, sự sự biến đổi không ngừng.

Cả hai biết và làm, “hết mình & tới cùng”. Thu hút là ở đó.

Continue reading

Tiếng Cham của bạn. ‘HATAI’ ĐƯỢC DÙNG THẾ NÀO?-2

“Hatai’: “gan, tâm điểm” là một trong những từ cốt tủy, và cực hay trong tiếng Cham, nhưng lạ – ít người dùng. Ngoài đứng biệt lập, ‘hatai’ còn kết hợp với từ khác để tạo nên từ ghép tràn ý nghĩa. Vừa được dùng làm hình vị chính, và cả hình vị phụ trong từ ghép. Thử kê:

Hình vị đầu:

[‘Habau di] hatai ging’: [Tro] giữa lò bếp

‘Hatai tian’: gan dạ, can đảm

Hình vị cuối, có:

Continue reading

Tiếng Cham của bạn. ‘HATAI’ ĐƯỢC DÙNG THẾ NÀO?

“Hatai’: “gan, tâm điểm” là một trong những từ cốt tủy, và cực hay trong tiếng Cham, nhưng lạ – ít người dùng. Ngoài đứng biệt lập, ‘hatai’ còn kết hợp với từ khác để tạo nên từ ghép tràn ý nghĩa. Vừa được dùng làm hình vị chính, và cả hình vị phụ trong từ ghép. Thử kê:

Hình vị đầu:

[‘Habau di] hatai ging’: [Tro] giữa lò bếp

‘Hatai tian’: gan dạ, can đảm

Hình vị cuối, có:

Continue reading

Ngụ ngôn siêu cấp. MÈO, CHUỘT & CỌP

[hay. Khổng Minh, Tư Mã Ý & Tào Tháo, và…]

Xưa nay người thiên hạ cứ nghĩ Lão siêu hơn Khổng. Không sai, chớ Bùi Giáng và Inrasara không nghĩ đơn giản thế. Hãy nghe bác Bùi nghịch Lão Đam:

“Con chim thì ta biết nó bay, con cá thì ta biết nỏ nhảy, cái chàng Lão Tử thì ta biết ảnh khệnh khạng lố bịch nhà ma. Còn khệnh khạng lố bịch nhà ma là gì thì ta không biết” [diễn ý trong Sa mạc trường ca?]

Continue reading

Nỗi Cham-30. VỤ PHƯỚC NHƠN, AKHAR THRAH & TÔI

Ramưwan năm nay, Phước Nhơn đang tư thế tối Văn nghệ lớn, bỗng mưa to ập tới, và kéo dài: tạm nghỉ. Mưa bất thình lình, vài người đổ cho tại lễ hội chính [còn quen gọi là Tết Bà-ni], mà băng-crôn vắng bóng Akhar thrah!

Xuan Bao có viết về vụ này, thấy không ai nhúc nhích, mới nhắc khéo tôi cei viết mới “si-nhê”. Tôi ậm ừ, rồi cho qua đến tận hôm nay.

Continue reading

Đổi mới-2. CHO CHAKLENG GIÀU THÊM NỮA

“Cho bạc cho vàng, không ai chỉ đàng đi buôn”, người Việt nói thế. Tôi thì khác, nhiều lần chỉ đàng cho Cham đi buôn, ngay khi tôi còn buôn bán thứ hàng ấy, mới lạ.

Chakleng có giàu không? – Có, ở tầm Cham, và còn có thể giàu hơn nữa, nếu…

Dân Chakleng học hành nhiều, làm cán bộ, nhân viên Nhà nước hay mở Cty thì miễn kể, nay xin nói về ngành nghề dân tộc: Thổ cẩm.

Continue reading

Giải trí đầu tuần. INRASARA BỊ DÒ BÀI!

Về hiện tượng đạo sĩ Minh Tuệ tính không nhắc đến nữa, do sáng nay có bạn dò bài tôi, nên kể chuyện vui. 3 chuyện cũ:

1. Bạn học xưa 40 năm bặt tăm, không dưng còm vào website tôi: “Muốn bàn về Minh triết Cham thì phải đọc được chữ Cham cổ”, tôi mới kêu:

– Mèng ôi! Sara đã xuất bản hàng ngàn trang sử thi Cham, từng dịch cả ngàn trang Kinh sách Cham, từng diễn vài Văn bia cổ Champa mà, sao yut lại hỏi thế nhỉ…

Continue reading

Đổi mới-1. CHO CHAKLENG ĐẸP

Chakleng giàu và đẹp, là cảm nhận chung của hầu hết du khách khi mới bước vào các palei Cham. Đích thị: đẹp & giàu.

Đẹp từ ngã ba Quốc lộ-1 đẹp vào tận trung tâm palei. 1km thẳng tắp với bao nhiêu là nhà cao tầng mọc lên. Hàng cây và đồng ruộng, màu áo và tiếng cười…

Không có làng Cham nào có trung tâm xỉn xò như thế: Sân Vận động+Sân Đám đa năng, Trường Tiểu học, Nhà Mẫu giáo, Làng Nghề, Trụ sở Thôn, thêm: Kut Gađak, Vườn hoa, Phòng đọc trong Nhà Trưng bày Văn hóa Cham INRA, tất cả tập trung về 1 mối.

Continue reading

Nỗi Cham-28. CHAM, ĐÂU LÀ ĐIỂM KẾT NỐI?

Một cộng đồng mất kết nối, hỏi có nguy không?

Trước 1975, Cham có Trung tâm Văn hóa Chàm, nhất là Trường Trung học Pô-Klong được xem là điểm kết nối đáng mong đợi: Giáo viên, phụ huynh, học sinh các nơi tụ lại. Sau giải phóng, là Ban Biên soạn sách chữ Chăm.

Chả có gì ghê gớm, ít ra ta có được một nơi để thảo luận chuyện cộng đồng hay chuyên môn, hoặc chỉ để gặp mặt quen biết, hàn huyên.

Nhưng rồi tất cả tiêu biến như ảo thuật.

Continue reading