Bí mật của thất bại-10. KHỔ CHỈ LÀ SỰ TƯỞNG TƯỢNG

[hay. Tôi chưa bao giờ khổ cả!]

Tiểu học: chăn trâu, câu cá, đến trường với đá banh – sướng thì hẳn rồi, Ngay khi cha kêu xuống đám ruộng nước dắt trâu [chưa thuần] kéo cày bị chúng tạt nước ướt cả người suốt buổi, tôi chưa bao giờ cảm thấy khổ cả.

Xong Tiểu học, mùa Hè đạp xe qua các làng bán cà-rem, đầu trần dưới nắng Phan Rang, tôi vẫn cứ sướng, còn nghĩ cách rao sao cho kêu nữa.

Continue reading

Bí mật của thất bại-09. THÈM THẤT BẠI

[từ Tây qua Ta đến Cham & luật hấp dẫn]

Tôi hay đùa, cánh nhà văn ta tụm năm tụm bảy cà-phê hay lai rai hiếm khi việt vị khỏi 3 đường ranh: Phê phán chính quyền, thị phi về nhau [chủ yếu kẻ vắng mặt], và cuối cùng quay về món… tục.

CLB Văn chương của Hội Nhà văn ra mắt cuối 2013 – Vũ Quần Phương sắm vai chủ tịch, hoạt động chỉ nhích hơn câu lạc bộ thơ các loại đôi chút.

Ở phía Nam năm 2006-2007, Bàn tròn Văn chương tôi chủ trì sinh hoạt ngoài lề HNV ra vẻ chuyên nghiệp hơn [đi vào chủ đề cụ thể] vẫn chưa thoát khỏi tính “phong trào”.

Continue reading

Bí mật của thất bại-08. KÉM TƯỞNG TƯỢNG VÀ… TIÊN LIỆU

Kiến thức là chuyện vô cùng dễ, mọi thứ có sẵn trong sách, chịu khó tìm đọc và tổng hợp là xong. Sáng tạo thì khác, bạn cần tò mò, tưởng tượng, liên tục đặt câu hỏi, và suy nghĩ nhiều về sự thể. Từ đời thường đến khoa học, nghệ thuật cũng không khác. Biết một là biết tất cả.

[1] Lấy vợ, bạn hình dung ngôi nhà tương lai, những đứa con và phương cách giáo dục, lề lối hành xử với vợ, ông bà nhạc và cả “con chó nhà vợ” [tục ngữ Cham]. Nếu đứa con hư, bạn xử lí ra sao? Nếu bà nhạc cằn nhằn, nếu cô vợ bỏ đi, nếu… bạn lường trước mọi chuyện có thể xảy đến.

Continue reading

Thương ca vô tận-19. TRÒ DIỄN

[hay. Tôi khoái loại người nào nhất?]

Nhà lãnh đạo ư? Không. Kẻ cả đời chỉ biết mưu tính đè đầu cưỡi cổ thiên hạ. Ngày này qua tháng khác lo diễn, với cử tri, với đối thủ cùng đồng đảng, với vợ con, thủ thế và thủ thế – chán chết.

Các tỉ phú, nhà phát minh, học giả, nghệ sĩ cũng hệt: diễn.

Nhà văn chả khác là bao. Cày, cày và cày, mang cảm giác vĩ đại lên với độ dày của trang sách cùng bát ngát lời khen thu lượm.

Continue reading

Thương ca vô tận-27. MỘT CÁCH ĐẦU ĐỘC CON CÁI

Câu chuyện.

Có lần tôi nhỡ miệng ca tụng một thầy đồng nghiệp ở Ban Biên soạn, bạn gạt đi: nhảm! Tôi nghe lạ, nhưng cho qua. Hôm sau tôi hỏi, yut có bao giờ gặp ông ấy chưa?

– Cần gì!

– Yut chưa gặp, chưa nói chuyện, sao lại có thể biết người mà nhận xét?

– Trước đây ba mình kể…

Tôi kêu: chết rồi!

Năm ngoái, một bạn thơ trẻ Cham đọc đâu đó trên facebook Jaya, liền chụp lại, gửi tới và chat: “đây chính là ý của cei”, tôi kêu: chết rồi!

Continue reading

Bí mật của thất bại-07. THIẾU THỰC TIỄN NHƯ LÀ THỰC TIỄN

Cuối thập niên 1980, hai chủ thầu “chợ Chakleng” mở tạp hóa, sau một năm thì bỏ chạy, dù cả hai vốn khá mạnh. Tôi tay trắng vào cuộc, thành công lớn. Tại sao?

Bài học: Buôn bán nhà quê cũng phải nghiên cứu.

Tôi tậu mớ sách kinh doanh về học, tìm hiểu nhu cầu người quê, nghiên cứu đầu ra và đầu vào để mua rẻ nhất, bán rẻ và nhiều nhất… Qua năm rưỡi, Tạp hóa Haly’s tiếng cả vùng. Sau đó, tôi vào Sài Gòn làm việc, đốt sổ nợ cho bà con, Hani tuyển người thay vai: nó chết không kịp ngáp.

Continue reading

Bí mật của thất bại-06. THẾ NÀO LÀ THÀNH CÔNG, THẤT BẠI?

Năm ngoái làm phim về Ban Biên soạn, Đoàn qua nhà một ông. Biết Jaya là con tôi, chưa cần chào hỏi, ông tán ngay – ‘pôic paywa’ “chửi gửi” đến tôi:

– Thằng Phú Trạm là kẻ thất bại, coi QC kìa, vừa Tiến sĩ vừa qua Mỹ sống, không sướng sao…

Nghe, tôi không bất ngờ, và chả tí ti giận, bởi giản đơn ông chỉ nghĩ tới mức đó, thì cứ cho nó an toạ tại đó, về thất bại lẫn thành công – là hai chữ khó tìm được sự đồng tình của sinh linh trên mặt đất này.

Continue reading

Minh triết Cham-30. Làm sao có thể SỐNG CÓ ÍCH, SỐNG VUI & SỐNG TRÀN Ý NGHĨA

Hãy sống như bùng vỡ

một bùng vỡ không cần đến tiếng động ồn ào

(“Đoản thi dành cho con”-1982)

Tạm nhại tiêu đề cũ để nói chuyện mới. Nó như vầy, Chế Đôn học Phật nghe đồn đến tận thạc sĩ, vậy mà cứ đòi theo tôi làm môn đệ, phần mình hỏi, còn kêu bà con hỏi nữa. Mấy câu hỏi không làm khó tôi, mà khó bạn facebook. Thôi thì giải minh một lần, cho trót.

Ghi lại từ trải nghiệm cá nhân, rất THỰC, ở đây và lúc này, chứ không qua sách vở, dù tôi mang tiếng con mọt sách.

Continue reading

Minh-triết-Cham-29. CÓ 1 THỨ TÔI HƠN… ARIYA GLƠNG ANAK

… đó là biết cười, cười chung cười riêng, cười người và cười mình.

Tạm phân người trần gian theo 5 bậc cấp sở hữu, từ thấp đến cao.

[1] Tiền của – không kể kẻ quan ăn cắp, mọi mọi sinh linh sướng khổ vần xoay trong vòng được mất ở chốn mong manh này;

[2] Cao hơn một bậc là kiến thức, ta ưỡn ngực với mớ bòng bong rồi ngồi lỳ nơi đó – là đất sống mòn của nhà nghiên cứu hay học giả;

[3] Cấp độ thứ ba là kẻ có tư tưởng, chân trời dành riêng cho triết gia với ảo tưởng giải quyết được mọi vấn đề nhân sinh;

Continue reading