Chuyện văn chuyện đời-32. HẬU HIỆN ĐẠI QUÁ… DỄ HIỂU!

Ngày xưa ông bà ta và cả ta khi ấy vận y phục truyền thống thì hẳn rồi. Ta quanh đi quẩn lại với thể Cổ điển: Lục bát, Đường luật, Hát nói…

Tây đến, áo dài khăn đóng từ từ lui về hậu trường nhường đất cho bộ veston diễn. Thơ Mới, thư Tự do vần rồi Tự do không vần rất ư Hiện đại đầy cao ngạo, lâu lâu ta ngoảnh lại chê áo dài khăn đóng kia một phát.

Thi thoảng ta cũng thấy bóng dáng Cổ điển thấp thoáng đây đó, nhưng Hiện đại mới sang. Sang đến nỗi chàng thơ Cham nọ từ Sài Gòn về quê nghèo đã chơi trò đóng thùng ca-ra-vát giữa trưa nắng nực chết đi được.

Continue reading

Bí mật của thất bại-11. GHÉT TRIẾT HỌC

Ngạc nhiên, hoài nghi, suy tư lại điều đã được suy tư, đặt câu hỏi và đẩy câu hỏi tới cùng, là việc làm và cái vui của triết gia. Tất cả không phục vụ cái gì cả, ngoài thỏa mãn TÌNH YÊU CÁI BIẾT. Tôi biết gì? Tôi là ai, tôi đến từ đâu rồi đi về đâu, tại sao sống, ý nghĩa và mục đích của sống là gì, vân vân.

Con người là sinh vật lí trí, nhưng lạ, chúng ta lại lười nhác suy tư. Suy tính [La pensée calculante: tư duy tính toán] để giải quyết vấn đề đời sống sao cho hiệu quả thì có, chứ suy tư chiều sâu mang tính triết học về sinh phận con người – không.

Continue reading

Bí mật của thất bại-10. KHỔ CHỈ LÀ SỰ TƯỞNG TƯỢNG

[hay. Tôi chưa bao giờ khổ cả!]

Tiểu học: chăn trâu, câu cá, đến trường với đá banh – sướng thì hẳn rồi, Ngay khi cha kêu xuống đám ruộng nước dắt trâu [chưa thuần] kéo cày bị chúng tạt nước ướt cả người suốt buổi, tôi chưa bao giờ cảm thấy khổ cả.

Xong Tiểu học, mùa Hè đạp xe qua các làng bán cà-rem, đầu trần dưới nắng Phan Rang, tôi vẫn cứ sướng, còn nghĩ cách rao sao cho kêu nữa.

Continue reading

Bí mật của thất bại-09. THÈM THẤT BẠI

[từ Tây qua Ta đến Cham & luật hấp dẫn]

Tôi hay đùa, cánh nhà văn ta tụm năm tụm bảy cà-phê hay lai rai hiếm khi việt vị khỏi 3 đường ranh: Phê phán chính quyền, thị phi về nhau [chủ yếu kẻ vắng mặt], và cuối cùng quay về món… tục.

CLB Văn chương của Hội Nhà văn ra mắt cuối 2013 – Vũ Quần Phương sắm vai chủ tịch, hoạt động chỉ nhích hơn câu lạc bộ thơ các loại đôi chút.

Ở phía Nam năm 2006-2007, Bàn tròn Văn chương tôi chủ trì sinh hoạt ngoài lề HNV ra vẻ chuyên nghiệp hơn [đi vào chủ đề cụ thể] vẫn chưa thoát khỏi tính “phong trào”.

Continue reading

Bí mật của thất bại-08. KÉM TƯỞNG TƯỢNG VÀ… TIÊN LIỆU

Kiến thức là chuyện vô cùng dễ, mọi thứ có sẵn trong sách, chịu khó tìm đọc và tổng hợp là xong. Sáng tạo thì khác, bạn cần tò mò, tưởng tượng, liên tục đặt câu hỏi, và suy nghĩ nhiều về sự thể. Từ đời thường đến khoa học, nghệ thuật cũng không khác. Biết một là biết tất cả.

[1] Lấy vợ, bạn hình dung ngôi nhà tương lai, những đứa con và phương cách giáo dục, lề lối hành xử với vợ, ông bà nhạc và cả “con chó nhà vợ” [tục ngữ Cham]. Nếu đứa con hư, bạn xử lí ra sao? Nếu bà nhạc cằn nhằn, nếu cô vợ bỏ đi, nếu… bạn lường trước mọi chuyện có thể xảy đến.

Continue reading

Thương ca vô tận-19. TRÒ DIỄN

[hay. Tôi khoái loại người nào nhất?]

Nhà lãnh đạo ư? Không. Kẻ cả đời chỉ biết mưu tính đè đầu cưỡi cổ thiên hạ. Ngày này qua tháng khác lo diễn, với cử tri, với đối thủ cùng đồng đảng, với vợ con, thủ thế và thủ thế – chán chết.

Các tỉ phú, nhà phát minh, học giả, nghệ sĩ cũng hệt: diễn.

Nhà văn chả khác là bao. Cày, cày và cày, mang cảm giác vĩ đại lên với độ dày của trang sách cùng bát ngát lời khen thu lượm.

Continue reading

Thương ca vô tận-27. MỘT CÁCH ĐẦU ĐỘC CON CÁI

Câu chuyện.

Có lần tôi nhỡ miệng ca tụng một thầy đồng nghiệp ở Ban Biên soạn, bạn gạt đi: nhảm! Tôi nghe lạ, nhưng cho qua. Hôm sau tôi hỏi, yut có bao giờ gặp ông ấy chưa?

– Cần gì!

– Yut chưa gặp, chưa nói chuyện, sao lại có thể biết người mà nhận xét?

– Trước đây ba mình kể…

Tôi kêu: chết rồi!

Năm ngoái, một bạn thơ trẻ Cham đọc đâu đó trên facebook Jaya, liền chụp lại, gửi tới và chat: “đây chính là ý của cei”, tôi kêu: chết rồi!

Continue reading

Bí mật của thất bại-07. THIẾU THỰC TIỄN NHƯ LÀ THỰC TIỄN

Cuối thập niên 1980, hai chủ thầu “chợ Chakleng” mở tạp hóa, sau một năm thì bỏ chạy, dù cả hai vốn khá mạnh. Tôi tay trắng vào cuộc, thành công lớn. Tại sao?

Bài học: Buôn bán nhà quê cũng phải nghiên cứu.

Tôi tậu mớ sách kinh doanh về học, tìm hiểu nhu cầu người quê, nghiên cứu đầu ra và đầu vào để mua rẻ nhất, bán rẻ và nhiều nhất… Qua năm rưỡi, Tạp hóa Haly’s tiếng cả vùng. Sau đó, tôi vào Sài Gòn làm việc, đốt sổ nợ cho bà con, Hani tuyển người thay vai: nó chết không kịp ngáp.

Continue reading

Bí mật của thất bại-06. THẾ NÀO LÀ THÀNH CÔNG, THẤT BẠI?

Năm ngoái làm phim về Ban Biên soạn, Đoàn qua nhà một ông. Biết Jaya là con tôi, chưa cần chào hỏi, ông tán ngay – ‘pôic paywa’ “chửi gửi” đến tôi:

– Thằng Phú Trạm là kẻ thất bại, coi QC kìa, vừa Tiến sĩ vừa qua Mỹ sống, không sướng sao…

Nghe, tôi không bất ngờ, và chả tí ti giận, bởi giản đơn ông chỉ nghĩ tới mức đó, thì cứ cho nó an toạ tại đó, về thất bại lẫn thành công – là hai chữ khó tìm được sự đồng tình của sinh linh trên mặt đất này.

Continue reading