VĂN HỌC NGOẠI VI VIỆT NAM, TẠI SAO?

Năm 2018, được tạp chí nghiên cứu của Hội đồng Lý luận, Phê bình Văn học, Nghệ thuật Trung ương mời viết bài, tôi gửi tiểu luận: “Văn học ngoại vi của Việt Nam ở đâu?” Bài viết bị trả lại kèm câu cảm thán khó hiểu của bạn thơ phụ trách tạp chí: Sao cứ là văn học ngoại vi!

Câu hỏi có thể được đặt ngược lại: Tại sao không là văn học ngoại vi?

1. Việt Nam là đất nước đa dân tộc với nhiều ngôn ngữ và văn hóa khác nhau, trong đó có văn học – các nền văn học sáng giá nhưng chưa được biết đến nhiều. Cham chẳng hạn, văn học cổ điển của dân tộc này còn chưa có lấy một chương trong văn học sử Việt Nam. Hỏi có lạ không!  

Continue reading

HANI ĐÃ LÀM GÌ CHO CHAM?

Jaya tin hôm qua, tôi không đọc facebook nên không hay.

Các con tôi gien tính ương như bố nó, tự lo chớ không muốn phiền ai. Cả thảy, chả chừa đứa nào. Hồi Jaya bị đại nạn ở Pháp, nó còn không cho tôi biết nữa là. Ông bố có phải nông dân đâu, mà nó “sợ cha mẹ lo”!

Hani về thăm quê ở nhà Japrăng. Cái u cũ trở chứng khiến mất kiểm soát, hiện đã ổn, đang Bệnh viện Ninh Thuận.

Continue reading

Sống tôn giáo-13. TẠ ƠN LÀM CHO TA LỚN LẾN

“Tôi xem mỗi Cham như một sinh linh sống sót đầy thương cảm” – Inrasara.

Cả tôi cũng không ngoại lệ! Thế nên khi hôm nay Cham được to cẳng cồ vai thế này, ta không thể không nói lên lời tạ ơn.

[1] Thế hệ ông bà hậu đại khủng hoảng, cần biết ơn đầu tiên. 5.000 sinh linh yếu đuổi trở về, rách nát, buồn tủi và đầy chịu đựng – để có tôi hôm nay.

Các nhà nghiên cứu Pháp đầu tiên đã khai vỡ tầng vỉa để làm lộ thiên một phần nền văn hóa văn minh một thời huy hoàng đang bị vùi lấp dưới lớp bụi thời gian và kí ức suy tàn của con người.  

Aymonier, Cabaton, Maspéro, Parmentier… Lịch sử và ngôn ngữ, chữ viết, Kiến trúc & điêu khắc…

Dù chưa được thẳm sâu và toàn diện như họ từng làm với các dân tộc Cao Nguyên, qua vài mảnh vụn góp nhặt kia, Cham cũng lờ mờ nhận ra được khuôn mặt của mình.

[2] Tiếp đến là các nhà nghiên cứu Nghiêm Thẩm, Dohamide, Trung tâm Văn hóa Chàm với cha Moussay cùng cộng sự, Thiên Sanh Cảnh và Nội san Panrang, ông bà Blood… Qua các tổ chức và con người này, chân tướng Cham dần hiển lộ sáng rỡ hơn.

Kế đến không thể không nói lên lời tạ ơn Trường Trung học Pô-Klong với thầy Thành Phú Bá, anh Quảng Văn Đủ, thầy Lưu Quang Sang, thầy Nguyễn Văn Tỷ, thầy Jay, thầy Từ Công Phú và nhiều vị khác nữa, đã hun đúc tâm hồn và trí tuệ cả một thế hệ Cham.

Cho Cham biết mình là ai.

[3] Rồi khi đất nước thống nhất, các nhà chuyên môn: Ngô Văn Doanh, Trần Kỳ Phương, Bùi Khánh Thế, Hải Liên, Phan Quốc Anh, Đình Hy… cho ra mắt hàng loạt công trình, thổi luồng sinh khí mới vào nền văn hóa này.

Và cả thế hệ nghiên cứu Cham tài năng nhiều tâm huyết nữa.

Cần nói lời cảm ơn, bởi “Tạ ơn làm cho ta lớn lên”!

Bí mật của thất bại-28. NGHĨ NGẮN NGHĨ DÀI

Câu hỏi: Qua hành trình dài đi vào văn chương chữ nghĩa, đâu là điều khiến Inrasara ưng ý nhất?

Trả lời: Sáng lập Tagalau, chắc chắn thế! Tại sao? Nghiên cứu để trình làng các công trình Văn học Cham, tôi chỉ ngồi ở tầng 1; sáng tác cho ra mươi tác phẩm nổi tiếng, tôi mới lên tầng 2; còn sáng lập và đưa Tagalau vượt bao sóng gió cuộc người, tôi mới tự vượt lên tầng cao nhất. Ở đây, chẳng những tôi đảm bảo cho hai tầng kia tồn tại, mà còn tạo mảnh đất cho cỏ tài năng văn chương Cham mọc, đơm hoa kết trái. Không tuyệt sao!?

Continue reading

Sống tôn giáo-12. CHIẾN BA-LA-MẬT

Inrasara: Thấy sai mà không nói, là vô trách nhiệm; còn tâm thái “buông bỏ” để cái sai kéo dài cho chúng sanh vô minh đến sau “giẫm phải cứt” ‘jwak eh’ đó, là có tội.

Hai ví dụ cộm:

Tiểu thuyết Fulro tập đoàn tội phạm in lần 2 năm 1983, nhà văn Ngôn Vĩnh hư cấu mấy cái sai lớn. Khi ấy không ai [có điều kiện] nói lại, để 22 năm sau, một Tiến sĩ sử học Đại học Paris VII dẫn ra để xuyên tạc tai hại vài sinh linh Cham, buộc tôi phải “trao đổi” (Vanviet.info, 23-4-2017).

Tạp chí Champaka viết sai về Chế Linh [“về nước hát bài ca cách mạng phục vụ chế độ”], không một Cham nào lên tiếng cải chính. Hai năm sau, một Blogger nổi tiếng dẫn ra công kích danh ca này vừa mỉa mai Cham. Năm 2017 từ Cambodia về, cánh trẻ Cham mắng vốn, tôi buộc viết đính chính.

Continue reading

Sống tôn giáo-11. HUYỀN NGHĨA CỦA CHO-NHẬN & LÒNG BIẾT ƠN

Katê năm ngoái, bà chị ở xa, sau buổi gặp mặt, biếu tôi tờ 100usd. Lưỡng lự vài giây, tôi nhận. Bởi dù cho không “nguyên do chánh đáng”, tôi không thể từ chối tấm lòng bà chị. Karun!

Nhận đã khó, cách cho còn khó hơn, biết tạ ơn dù giản đơn lại là chuyện khó nhất.

1. Năm 2016, tôi tặng 3.000 cuốn Thả diều Xứ nắng cho sinh viên phát hành đến các trường Tiểu học ở quê nhà, để các em có tiền xài đỡ. 2.000đ/ cuốn, rẻ như cho. Lẽ nào cho, có mua các cháu mới biết giá trị đồng tiền, từ đó cố gắng… đọc. Tôi cũng không trực tiếp cho nữa, mà biếu qua tay sinh viên.

Continue reading

Sống tôn giáo-10. KHOÁI CẢM CỦA SÁNG TẠO

[Khoái cảm này có thể thấp hơn kì gian nhập định, nhưng chắc chắn cao và dài hơn phút chốc lên đỉnh của làm tình]

[1] Làm, tăng năng lượng sống

Nhiều bạn văn Việt khuyên tôi rằng lớn tuổi rồi, buông bỏ đi, còn ôm đồm chi bao nhiêu việc. Khuyên đầy thiện ý, có lẽ do cách hiểu khác nhau.

Từ về Chakleng “hưu” năm 2020 – không kể chuyến đi “lưu diễn” các nơi, tôi làm 9 việc hơi lớn, tuần tự:

Continue reading

Sống tôn giáo-9. KÍNH CHÚC MỘT MÙA RAMƯWAN AN LÀNH!

[Hay. LÀM NHƯ LÀ TẠ ƠN]

Tôi làm và vui, làm mà như không làm, làm là chơi – nói như thể bắt chước Lão Tử ấy, nhưng không. Viết với ý đồ tạo dựng sự nghiệp [“Không công danh thà nát với cỏ cây” – Nguyễn Công Trứ], tôi chưa bao giờ nghĩ đến nỗi đó, mà khác, rất khác: Làm, như một tạ ơn.

Khi thấy tôi ra vài “công trình” cộm, làm nhiều việc mang lại hiệu quả cho cộng đồng, không ít người kêu dường ông Inrasara LÀM VIỆC không ngủ. Mẹ cha ơi, có thế đâu!

Continue reading

Bí mật của thất bại-27. THIẾU KHIÊM TỐN

[hay. Không biết học thái độ học]

Tút “Bí mật của thất bại-26”, bạn Đôn Nguyễn nhờ tôi chỉ cho biết có Trường nào đào tạo đa hệ để có thể đi đến thành công kiểu Sara không. Đơn giản lắm – TRƯỜNG ĐỜI. Nói thế thì ai mà chả trả lời được, cần chi đến ông Inrasara!

Xin nói ngay: Dẫu mặt chữ hệt nhau, hai đứa lại khác nhau cả vực thẳm.

Câu chuyện

[1] Bạn học thời Pô-Klong, sau này có làm nghiên cứu, đi thực địa mà cứ lo cãi kẻ “dân gian”. Thói tật ấy mãi tuổi lục thập vẫn không chừa, ai lại thế. Nghiên cứu là hỏi, gợi ý cho đối tượng nói nhiều hơn, nhiệm vụ của mình là ghi chép.

Continue reading

Giải trí cuối tuần. PÔ-KLONG & RAMƯWAN

Ramưwan năm nay tôi tu, không đi đâu cả. Năm trước là Pabblap, năm ngoái là Pacam, năm nay tính vào Parik, nhưng không. Có nguyên do chánh đáng:

[1] Phim về Pô-Klong Jaka Năng Tuệ Phú hẹn sau Tết, rồi qua bao xử lí kĩ thuật, thêm một bộ phận hỏng, phải đặt hàng từ Sài Gòn… để mãi hôm Tảo mộ xa ‘nao ghur atah’ mới lên sóng được. Tôi cần ngồi nhà túc trực để kịp xử lí tình huống.

Continue reading