Sống triết lí Cham-79. Đặt nền tảng sống triết lí Cham. THÂN-02

[Tiếng Cham tinh nghĩa: Hiểu ‘xak hatai’ trong Ariya Glơng Anak thế nào cho đúng’?]

1. Minh Tuệ buông cái thân, đến nỗi ông biến mấy thứ bao quanh thân ấy thành “đống rác vô tận”. Vô tận thế, ai mà dám đụng vào! Từ thân bất hại dẫn đến TÂM BẤT HẠI.

Người ta kêu ông đồ dơ dáy, thì con vốn dơ dáy đã; nói ông thứ ăn xin, ông bảo: đích thị luôn; hô tăng đoàn ông không khác gì cái chợ, ông bảo: còn hơn cái chợ ấy chứ.

Tôi thì khác, nếu vị đạo sĩ này buông, tôi ngược lại: GIỮ. Theo đúng châm ngôn của Phật giáo Mật tông: “Hãy biến thân thể bạn thành cỗ xe tốt nhất để chở linh hồn bạn vượt qua biển đời”.

2. Hôm trước bàn về chữ “xak hatai”, có bạn kêu nó chỉ có 1 nghĩa là “hi vọng”, tôi nói đúng, thế nhưng khi “hi vọng” hão huyền dễ thành “ỷ lại” vô lối.

Câu 56:     

Nưrah ita takik siam ralo habơng

Praung akauk khơng di bbơng, kapal kalik mưxak hatai

“Thế giới chúng ta ít lành lắm hung

To đầu [thì] khỏe ăn, dày da [thành] ỷ lại”

Tại sao không dịch là “dày da [mới] hi vọng” mà phải là “dày da [thành] ỷ lại”? Đấy là thể theo tinh thần xuyên suốt của Ariya Glơng Anak. Nhà thơ khuyên chúng ta khiêm cung trước sự sự trên đời.

Hãy đọc 3 câu 78-79-81:

Praung di lok ni ra lac yang pađiak

Angin gilauh mai mưcwak, taginum xup lingik

Di lok ni praung yaum ia tathik

Ra ngap kapal blauh đik, take di ngauk dalah riyak

Rup ita ukơn batuw ngan basei

Urang pparaung er rei, mưta bboh di mưta

“Lớn trên đời người bảo thần mặt trời

Gió cuốn về phủ trùm mây đen làm mù tối

Rộng trên đời này rằng là biển cả

Người đóng thuyền rồi đi lên mặt sóng

Thân mình chẳng phải đâu đá hay sắt

Người hủy hoại mỗi ngày, [ta đã từng] nhìn tận mắt”

Vậy đó, biển cả hay mặt trời ghê thế còn bị khuất phục, huống hồ cái thân tứ đại với miếng “dày da”, thì có chi mà… HI VỌNG cơ chứ!? Đọc thơ, cần đọc đúng thần hồn của nhà thơ là vậy.

3. Ngay tuổi 20, tôi đã ý thức sâu thẳm về THÂN, và luyện Yoga từ đó.

Tôi không bỏ buổi tập nào, dù mưa hay nắng, ngay cả lúc cảm cúm, tôi vẫn tập nhẹ. Ai thấy ông Sara bỏ buổi tập, người đó giàu to – tôi đố vui có thưởng thế.

Trước tuổi lục thập tôi tập 30phút mỗi ngày, sau đó tăng lên 50-60phút. Các môn chính: Thể dục buổi sáng, đi bộ buổi chiều, Yoga và xoa bóp, bấm day huyệt cùng vài thao tác khác – tùy nghi.

“Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần” qua đó trí mới sáng, để làm triết học!

78. Đặt nền tảng sống triết lí Cham-01. THÂN

[về rượu bia, sex, lao tâm, lao lực]

“Ta đang tàn phá sinh lực tinh túy nhất của ta, hằng ngày!”

Ở tuổi 20, tôi dùng phấn đỏ viết chữ to lên bức tường trước bàn. Châm ngôn duy nhất tôi không xóa đi suốt thời gian dài. Thân khỏe thì khí mới thông, tâm mới sáng. Tuy nhiên không phải vì thế mà tôi không thử.

[1] RƯỢU BIA

Tôi đã 3 lần say khướt. Lần đầu 27 tuổi, với anh em trên rẫy anh Hàm Bộ. 3 người 4 lít rượu nhứt. Tôi say quên cả đất trời.

Continue reading

HIỂU TÔN GIÁO AHIÊR AWAL NHƯ THẾ NÀO?

[bài diễn thuyết tại Sàn Art, diễn đàn quốc tế Úc-Đan Mạch, Sài Gòn,

4-2014, đã đăng trên website Inrasara.com]

1. Về lịch sử

Vương quốc Champa được thành lập vào năm 192, chạy dài từ Quảng Bình đến nam Bình Thuận ngày nay. Bà-la-môn giáo và Phật giáo xuất hiện đầu tiên, sau đó Bà-la-môn trở thành quốc giáo. Thế kỉ thứ 8 đến thế kỉ thứ 11, Phật giáo Đại thừa có ảnh hưởng lớn trong vương quốc Champa.

Hồi giáo vào Champa ở thế kỉ 11, khi ấy họ chỉ là các nhóm thương gia đến từ Malaysia, nên chưa có ảnh hưởng đáng kể.

Continue reading

TÔI, 10 CÁI MỚI CHO CHAM & VIỆT NAM

“Sống, và không để lại dấu vết” – tên một tùy bút dài được viết hơn mươi năm trước. Ý định là thế, nhưng rồi 68 năm lướt qua trần gian, dấu vết tôi đã rớt lại. Như thể, “đi, như là ở lại”.

Sắp vào tuổi thất thập, biết mình không thể làm gì mới thêm, nay nhân đầu năm mới Cham, thử ngoảnh lại mình, ghi ra 10 dấu vết nho nhỏ, dẫu tôi biết, tất cả chúng sẽ tiêu tán đường ở một ngày không xa. Biết, và vui.

Continue reading

CHAM: 7 ĐIỀU CĂN CỐT CẦN BẢO TỒN VÀ LAN TỎA

Hơn nửa đời hư: Sống, suy nghĩ, hành động trong, qua và giữa Cham, tôi rút ra 7 điểm căn cốt nhất. Mời anh chị em đọc và suy ngẫm.  

1. Truyện cổ: “Đi tìm học, bán vợ”

Ở truyện cổ này, Cham quan niệm về sự học rất cao cường. Đó là học để biết, là tình yêu Tri thức hay yêu cái Biết đúng nghĩa.

2. Chế độ gia đình Mẫu hệ Cham & 3 không

Chế độ này nay đã lạc thời, dẫu sao nó lưu lại 3 điểm nhấn sáng giá: Nữ không đĩ điếm, nam không mù chữ, và cả hai không ăn xin.

Continue reading

Inrasara. HÓA GIẢI VÀ HÒA GIẢI KHỞI TỪ VĂN HỌC

1. Hội thảo khoa học Quốc gia: “Những vấn đề văn học và ngôn ngữ Nam Bộ” ngày 28-10-2016 tại Trường Đại học Thủ Dầu Một thu hút non 200 tham luận từ các Đại học, Viện Nghiên cứu, các cá nhân từ nhiều vùng miền khác nhau, đủ thấy sức hấp dẫn của chủ đề hội thảo này. Ở đó văn học miền Nam (1954-1975) được xem là bộ phận chủ lực của hội thảo.

Lâu nay văn học miền Nam, do nhiều nguyên nhận khác nhau, đã bị phân biệt đối xử, bị gọi tên không đúng và không đáng, để phải non nửa thế kỉ sau, nó mới được trả lại sự tôn trọng đáng kể về đóng góp của mình. Hạnh Nguyễn trên báo Nhân dân (ngày 13-9-2016) trong “Ứng xử với văn học miền Nam trước 1975” là một.

Continue reading

Đỗ Tấn Thảo 5 BÀI THƠ

+

CHỖ VÔ TÌNH CÁCH TRỞ

Rời bãi chiến trường
Chằng chịt những độc hại
Lu lấp gian manh xảo trá, ém nhẹm, tước đoạt
Loài ốc đá thản nhiên chậm chạp
Bò rập rờn làn nước suối mát trong
Định mệnh rong rêu trường tồn tự đắc
Khe rừng hoang vắng
Nứt nẻ mùa màng
Chim cu gù hàn gắn
Vang vọng âm u

Continue reading

BIỂU TƯỢNG MINH TUỆ

Thơ ít lời mà nói được nhiều. Tôi nghĩ bài thơ: “Thi ca và thi sỹ” cùng bài “Hành hương Em” trong tập Hành hương Em in năm 1999, đã thay lời muốn nói về tất cả những gì liên quan đến biểu tượng lớn này.

Hiện tượng không gì hơn đánh thức nhân loại nhìn về miền sáng khác bị bỏ quên.

+

THI CA VÀ THI SĨ

Continue reading

Bài học Minh Tuệ-27. MINH TUỆ, ĐẠO SĨ BÌNH THƯỜNG VĨ ĐẠI

Đây là một BIỂU TƯỢNG, lần đầu tiên nhìn thấy ông, tôi đã định ngay cái danh ấy. Và tin vào bước chân trần kia – tuyệt đối.

Sau đó là, ĐẠO SĨ MINH TUỆ đầy trân trọng.

Nữa, là bậc CẬN ALAHÁN, và có khi đã LÀ nữa không chừng.

Một năm qua đi, cái TIN của ngày càng được xác tín, từ ông và từ tôi.

Đầu năm Cham lịch, xin nói TO lên lời tạ ơn Trời đất đã ban tặng cho nhân gian Minh Tuệ.