Giải trí cuối tuần. CỨ BẮT QUÀNG LÀM HỌ CÁI ĐÃ, GÌ GÌ TÍNH SAU

Thuở bao cấp, mỗi tuần là mỗi dân quê tôi đón đội chiếu phim lưu động về. Không có gì xem, nên cứ chờ. Rồi đột ngột, cái phim Xương Rồng Đen như thể một quà tặng. Cả làng la lên, Chàm mình kìa, khi Việt Trinh xuất hiện. Nước da với đôi mắt ấy, nòi Cham rơi rớt lại đích thị không chạy vào đâu được. Lại về quê Chàm làm phim về Chàm nữa chớ.

Xa hơn nữa, Nam Phương Hoàng hậu… 

Continue reading

Nghĩ-85. VẤN ĐỀ LÀ BIẾT TƯỞNG TƯỢNG

[chuyện Sokrates & Platon, Nguyễn Biểu & tôi, bài học lớn nhất kể tặng các bạn FB].

Sinh hoạt lớp APPK-2, ngày 2-7-2020 ở tư gia anh Nhân tại Hamu Tanran, có một chi tiết tôi tin ít ai nhớ, và nhất là ít ai làm, để KHỎE.

Kể chuyện tôi trước.

Mùa xuân 1991, dời gia đình qua khu chợ đầu làng mở quán tạp hóa nhỏ, nhỏ và chơi vơi như bao quán nhà quê khác, tôi bắt đầu phác họa ra giấy một “trung tâm văn hóa Cham” tương lai.

Continue reading

Inrasara-TV-23. NGƯỜI CHAM ĐANG Ở ĐÂU?

[hay. Có mấy loài Cham?]

Vương quốc Champa được thành lập năm 192, kéo dài từ Mũi Hoành Sơn – sông Đinh cho đến Bà Rịa – Vũng Tàu. Từ thế kỉ XI, qua các cuộc Nam tiến của Đại Việt, biên gới lui dần về phương Nam rồi mất hẳn vào năm 1832, khi cuộc khởi nghĩa cuối cùng của Thak Wa bị vua Minh Mạng dẹp tan. Suốt quá trình lịch sử ấy, người Cham lưu lạc qua nhiều vùng đất khác nhau, để tạo thành cộng đồng riêng với những khác biệt nhất định về văn hóa và ngôn ngữ.

Cham Hoa. 986-988, giai đoạn Lưu Kỳ Tông làm vua đất Champa, bộ phận Cham chạy qua Hải Nam – Trung Quốc sinh sống.

Continue reading

Nghĩ-71. CŨNG TỪ YẾU ĐUỐI TINH THẦN MÀ RA

Được khen, thích thì có thích nhưng tôi ít nghĩ đến nó hơn bị chê. Bị chê, tôi không phản ứng mà suy tư và liên tưởng sâu, xa hơn, về cấu trúc tâm lí con người. Xin tuần tự…

[1] Anh Chi: “cách phê bình của anh [Inrasara] dễ khiến người đọc cảm thấy bị coi thường… anh tỏ ra coi thường công chúng mỹ thuật ta!” (Nhân dân Cuối tuần, số 23-2013).

– Như thể tôi từ đất nước ất ơ nào đó ghé qua phê bình thơ Việt Nam… ta!

Continue reading

Nghĩ-65. NHỚ… QUÝ TỘC

Không hiểu sao, mỗi bận thấy thiên hạ nhậu nhẹt, dzô… dzô… dzô… rồi cười hô hố, là tôi nhớ đến giới quý tộc phương Tây ở những cuốn tiểu thuyết tôi đọc thời trẻ. Việt Nam, dường tinh thần và phong vận quý tộc đã chết. Hay nó chưa hề có?

Tôi nhớ cha tôi, rồi nhớ ông ngoại tôi – cha của cha.

Ông ngoại người palei Palao cách Chakleng 8km, thầy cao đạo, tác giả trường ca Ariya Rideh Apwei, khuôn mặt và ánh mắt đẹp đầy phong thái. Hồi bé qua ngoại, tôi gần gũi ông. Ông mất khi tôi chưa hết Tiểu học, thế nên tôi không hiểu nhiều về ông. Điều lạ, chính ông dạy tôi biết chữ Cham thuở tôi lên bốn, và thuộc trường ca Ariya Glơng Anak, thi phẩm khó hiểu nhất trong kho tàng văn chương cổ Cham.

Continue reading

Nghĩ-64. TRÍ THỨC LÀM GÌ?

Nếu chuyên làm thơ, bạn chỉ là một nhà thơ, không là trí thức. Nếu chỉ biết nghiên cứu, bạn là chuyên gia, chứ không là trí thức. Trí thức là kẻ lên tiếng cho cộng đồng về vấn đề ngoài chuyên môn của mình, tiếng nói ấy được cộng đồng tín nhiệm và chờ đợi (website Đại học Okinawa, 7-2019)

Sakurai Kunitoshi, nguyên Hiệu trưởng Đại học Okinawa, người phụ trách web môi trường Okinawa – Nhật Bản trong bài “Cuộc chiến của Inrasara” tháng 7-2019, bình luận:

Continue reading

Nghĩ-63. TẠ ƠN LÀM CHO TA LỚN LÊN

“Nằm ngoài chân trời đếm đo được mất/ tạ ơn làm cho ta lớn lên”

(Lễ Tẩy trần tháng Tư-2002)

Hôm trước bạn trẻ hỏi tôi, cháu thấy vài người được cei giúp lại luôn đi nói xấu cei sau lưng. Tôi trả lời vui: – Nói xấu thôi mà. Cháu nhớ là đừng méc cei chuyện thị phị thế này nữa nhé.

Không trả lời thẳng câu hỏi, tôi kể…

Continue reading

Nghĩ-61. ĐỂ LÀM GÌ, TRIẾT HỌC?

“Việt Nam không có truyền thống triết học, chúng ta cũng chưa sẵn sàng cho truyền thống đó nữa. Triết học ta đang dạy trong nhà trường là thứ triết học Theo-ism” (Vietnamnet, 10-10-2008)

Để làm gì, triết học?

Xin nói ngay, mục đích của triết học là làm những việc… vô ích.

Thậm vô ích, ngoài giúp sinh linh biết mình, tự tri – theo nghĩa Sokrates. Cách vật trí tri, nhìn thấu sự vật, từ nhiều chiều, cả ở bề tối, góc khuất. Cho con người không phải nô lệ cảm tính, cảm tình, định kiến, qua đó ta phá vỡ mọi vô minh.

Continue reading

Nghĩ-57. “ĐẤU TRANH…”!?

“Nếu trí thức Cham không sợ những điều không đáng sợ, họ sẽ làm được nhiều điều cho dân tộc, cộng đồng” (tạp chí Văn hóa Dân tộc, số 1-2006).

Facebook Wa Praong 17-3-2023 kể, anh và người bạn lên tháp Pô Inư Nưgar Nha Trang. Xong phận sự tâm linh của đứa con Cham với tháp, anh cùng bạn ra ngoài, và anh kể về tháp. Thế thôi, bảo vệ đến cấm cản, kêu đó là quy định. Ghê!

Continue reading