[nhìn từ 2 phía: Việt và Cham & Tại sao tôi viết CHAM?]
NGƯỜI VIỆT GỌI CHAM
Trước 1979, từ Chăm viết bông chưa hề có mặt trên giấy tờ người trần gian. Lạ, nó lại hạ sanh từ một sai lầm rất buồn cười do suy diễn bởi một quan lớn làm văn hóa hiểu 1 nói 1.
Trước đây dân tộc này [Cham] được người Việt gọi:
[1] Chàm là từ thông dụng nhất.
Tháp Chàm, giếng Chàm (hay giếng Hời), vàng Chàm… Các địa danh: Phan Lí Chàm, Ma Lâm Chàm, Cù lao Chàm… Nữa:
Trung tâm văn hóa Chàm, Nội san Panrang, tiếng nói của cộng đồng sắc tộc Chàm – Ninh Thuận (Thiên Sanh Cảnh chủ bút), Từ điển Chàm – Việt – Pháp, Dân tộc Chàm lược sử (Dohamide – Dorohiêm). Nguyễn Khắc Ngữ: Mẫu hệ Chàm. Nại Thành Viết: “Đám ma Chàm”, “Hôn nhơn của người Chàm” đăng Panrang.
Continue reading →