Inrasara: Phê bình phê bình, 1. Sự lạc điệu mang tính mĩ học

Bài đã đăng Nhân dân cuối tuần, 27-4-2013

1. Anh Chi là nhà thơ có viết phê bình văn chương, chủ yếu là về thơ. Bài mới nhất: “Chuyển động thơ Việt Nam hiện đại – đương đại” đăng 4 kì trên báo Nhân dân Chủ nhật mang tham vọng nhìn quán xuyến thơ Việt Nam suốt 30 năm, nhấn mạnh vào các tác giả – tác phẩm xu hướng cách tân đồng thời không ngại đưa ra nhận định riêng, là ý hướng đáng trân trọng. Ngoài việc “bỏ rơi” các tác giả phía Nam có tính thao tác, nhìn chung, người viết đã bao quát được vấn đề Continue reading

Inrasara: Thơ hôm nay đang tự xa rời quần chúng

Đã đăng tạp chí Sông Hương, số 1-2013

Inrajaya06

* Photo Inrajaya

1. Ngẫu nhĩ mở/ theo dõi tập thơ/ khuôn mặt thơ trẻ đương đại nào bất kì, không cần động não nhiều, ta vẫn nhận ra ngay điểm nổi trội hơn tất cả vẫn là sự thừa và thiếu. Không phải cái thừa và thiếu tạo nên khoảng rỗng lồng lộng sẵn sàng cho cuộc nhảy táo bạo của tinh thần phiêu lưu sáng tạo, mà là thừa và thiếu của khoảng trống vô hồn nguy cơ đẩy người viết rớt vào hố thẳm bợt bạt. Continue reading

Inrasara: Hậu hiện đại khởi động cách mạng văn học Việt Nam

Tham luận tại Hội thảo “Văn học trung tâm/ ngoại biên: những vấn đề lí thuyết và lịch sử” tại Đại học Sư phạm Hà Nội, ngày 26-12-2012 của tôi dài 6 ngàn chữ. Ở hội trường, trong phạm vi mươi phút, tôi có bài phát biểu sau (thêm vài diễn giải để luận cứ rõ hơn).

 

Hoithao Supham

Continue reading

Inrasara: Sống, chiến và sáng tạo theo tinh thần tiền vệ

(Kỉ niệm 10 năm Tiền Vệ)

 Suy tư ở cấp độ thứ nhất: [Tinh thần] tiền vệ là một giá trị. Để làm sang, [và…] không ít người theo Tiền Vệ.

Ở cấp độ thứ hai: Tiền vệ không là giá trị, chỉ khi nào Tiền Vệ trưng ra được tác phẩm và tác giả giá trị, nó mới có giá trị.

Ở cấp độ thứ ba: Bản thân [tinh thần] tiền vệ là một giá trị.

*

Tiền Vệ – thức thời, dứt khoát và bền bỉ Continue reading

Inrasara: Toàn cầu hóa, văn học và ngôn ngữ Việt Nam đi về đâu?

Báo Đà nẵng cuối tuần, 15-12-2012

Sau ba ngày làm việc đầy hứng khởi, Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ tư tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình – Hà Nội, vừa kết thúc chiều ngày 28-11-2012. Với tiêu đề “Việt Nam trên đường hội nhập và phát triển bền vững”, Hội thảo đã thu hút hơn một ngàn nhà khoa học từ 36 nước trên thế giới về dự. Continue reading

Inrasara: Thơ và giọng thơ

1. Thế hệ khác, giọng thơ cũng phải khác. Có thể ít khác ở vần hay không vần, ở thể thơ, cách xếp đặt ngôn từ, nhưng tuyệt đối phải khác ở giọng điệu. Đó là yếu tố quyết định.

Giọng thơ tình chẳng hạn. Sự vụ người yêu bỏ đi (chia ly, biệt ly, chia tay, cắt đứt quan hệ, dứt áo hay đội nón ra đi, bái bai…) thời nào và ở đâu cũng có. Nhưng giọng điệu mỗi thế hệ phải khác nhau. Continue reading

Inrasara: Thơ Dân tộc Thiểu số Việt Nam đa sắc, đa thanh

Đọc Thơ Dân tộc và miền núi đầu thế kỉ XXI, Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc, H., 2011

 

Thơ Dân tộc và miền núi đầu thế kỉ XXI do Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc phát hành quý IV-2011, là một tác phẩm tuyển chọn đặc biệt đầu tiên về thơ dân tộc thiểu số Việt Nam và các tác giả Kinh từng/ đang sống và làm việc ở các miền núi và vùng có đồng bào dân tộc thiểu số.

Tôi nói đặc biệt, thứ nhất, tập thơ do bốn nhà thơ người dân tộc thiểu số thuộc thế hệ giữa – tức các nhà thơ bắc cầu giữa hai thế hệ – tuyển: Mai Liễu, Y Phương, Inrasara và Trịnh Hà. Continue reading

Inrasara: Lạc hậu bình phương, mâu thuẫn lập phương

Ở Việt Nam, vài nhận định sai lầm mang dáng dấp chân lí đinh đóng thường xuyên được lặp đi lặp lại, đã tạo nên hội chứng lây lan. Trên các trang báo, báo chuyên văn học và báo phổ thông; trong các hội thảo văn học lớn, nhỏ; trong các cuộc trả lời phỏng vấn của nhà phê bình và cả từ phát ngôn của các quan chức văn học. Thế kỉ trước, thập niên qua và cả… mới hôm qua. Rằng, “sáng tác chưa theo kịp hiện thực đời sống” và “phê bình không theo kịp đời sống văn học”(1). Continue reading

Inrasara: Vài giải minh qua ngộ nhận về hậu hiện đại Việt Nam

Bài báo “Ai trách nhiệm ‘định hướng’ thẩm mĩ độc giả” đã đăng ở vài trang mạng. Sau đó, do đề tài “thơ thần” đương nóng ở website Lethieunhon.com, tôi mới gửi đăng tại đó vào cuối tháng 8-2012. Ngay tức thì, bài viết nhận được nhiều phản hồi từ bạn đọc, trong đó hai ý kiến phản đối tôi về hậu hiện đại, là ý rất phụ tôi chỉ nhắc lướt qua. Thế là nhà thơ Triệu Lam Châu Continue reading