Câu chuyện Cham-71. TỪ PHÊ BÌNH ĐẾN CÂU CHUYỆN CHAM

[cách nhìn vấn đề từ nền tảng và toàn cảnh]

Biết một là biết tất cả, ai nói thế? Trước một, bằng tư duy phản biện, triết học phân tích, và… ta đẩy “một” ấy tới cùng, nó sẽ tự lộ nguyên hình. “Tất cả” cũng theo nguyên lí ấy.

Diễn, khi nhắc đến trường phái hay chủ nghĩa này nọ, tôi luôn bị dội lại: Cứ ngỡ mấy thứ siêu thực, tượng trưng ấy mới mẻ lắm, ở Truyện Kiều đầy ra…

Phát ngôn kia tưởng chân chân lí, té ra trật lất. Tôi nói:

– Nguyễn Du lớn, Truyện Kiều vĩ đại thì hẳn rồi. Bằng cảm quan thiên tài của mình, những món hiện thực, lãng mạn, tượng trưng không thể không có phần trong Truyện Kiều.

Continue reading

Câu chuyện Cham-70. ABDUL: NHÂN HIỆN TƯỢNG ƯA NÓI CHỮ

[bàn về hai phần việc: ‘Halau janưng’ và tín đồ ‘Ahiêr Awal’]

Việc chữ nghĩa, biết 10 nói 1 là bậc đạt nhân. Biết 1 nói 1 đã kẹt, chớ biết 1 nói 2-3 là gì không biết nữa. Nhìn TOÀN CẢNH con voi mới có cơ may tả được voi tạm nghe được, chớ kẻ mù đi sờ thấy mỗi chỗ một chút rồi đi kể lại, thì chết đám trẻ.

Continue reading

Câu chuyện Cham-65. CÁC THẾ HỆ GIA ĐÌNH VIỆT Ở CHAKLENG

[hay: Chakleng đã hóa giải và hòa giải Việt Cham như thế nào?]

Đọc bản thảo viết từ 2011: CHAKLENG TỪ MẢNH GHÉP KÍ ỨC chuẩn bị in, tôi cùng anh Quảng Đại Thính phát hiện một điểm rất lạ của Chakleng palei tôi: Khả năng hóa giải và hòa giải độc nhất vô nhị.

So với các palei Cham khác, Chakleng có nhiều cái “nhất”, “đầu tiên” và “kỉ lục”, là chuyện đã kể, xin miễn nhắc. Chính những “nhất”, “đầu tiên” và “kỉ lục” ấy tạo nên đặc tính khác độc đáo hơn: Tinh thần hóa giải và hòa giải ở Chakleng, không nơi nào có. Trong đó dân Chakleng ứng xử với các thế hệ gia đình Việt “nhập cư” là một.

Continue reading

Câu chuyện Cham-58. TẠI SAO PHẢI NGHIÊM TRANG, PHẢI BUỒN BÃ?

[viết để ủng hộ một ý trong tút Xuan Bao mới đăng 25-5-2021]

Qua đời, kẻ đưa tiễn hay người thực hiện nghi thức đám tang cho người chết – sao cứ phải nghiêm trang, phải buồn bã? Người Guatemala có thế đâu!

“Ngày của người chết”, dân châu Mỹ này mang nhiều món ngon, vận quần áo tốt nhất đến nghĩa trang và dành cả ngày lẫn đêm “thăm” người chết. Tối, họ mở bữa tiệc lớn, ăn mừng kẻ sống với người chết. Sau đó là lễ thả diều… rất vui vẻ!

Continue reading

Câu chuyện Cham-57. NGUYÊN DO CHAM BINI THỜ PHỤNG THÁP THIÊNG

Tháp là bộ phận của văn minh Ấn giáo, nơi chỉ để thờ các thần linh thuộc tôn giáo này, cho nên khi nói người Cham phi Bà-la-môn như Islam, Bà-ni… không phải phụng tự tháp, thì KHÔNG có gì sai. Dẫu sao, nhìn sâu hơn vào tinh thần Cham và thực tiễn sinh hoạt tâm linh Cham, thì hoàn toàn khác. Có mấy nguyên do chính:

[1] Các tháp ở khu vực văn hóa lịch sử bắc Champa [Amaravati và Vijaya] có thể chỉ thờ thần Ấn giáo, còn hầu hết các tháp phía nam [Kauthara và Pangdurangga] đều thờ vua hay anh hùng liệt nữ được thần hóa. Các vị là ân nhân của cả dân tộc, không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng.

Continue reading

Câu chuyện Cham-56. 5 PÔ YANG TRONG TÂM THỨC CHAM PANGDURANGGA

Vua, anh hùng liệt nữ trong lịch sử và huyền sử được Cham thần hóa và thờ phượng, cả Cham Bà-la-môn ‘Ahiêr’ lẫn Cham Bà-ni ‘Awal’. 5 Pô thường xuyên có mặt trong các lễ cùng bài bài cúng tế: Pô Inư Nưgar, Pô Klong Girai, Pô Bin Thôr, Pô Rômê và Pô Riyak.

[1] Pô Inư Nưgar là vị khai lập vương quốc Champa, thuở các tôn giáo chưa đi vào cộng đồng Cham. Sinh linh Cham thuộc mọi tôn giáo tín ngưỡng đều thờ phụng Bà. Pô Inư Nưgar hóa thân hiện diện ở rất nhiều địa phương khác nhau: Pô Inư Nưgar Ia Trang, Pô Inư Nưgar Hamu Ram, Pô Inư Nưgar Mưbơk, vân vân.

Continue reading

Câu chuyện Cham-51. CÒN KHÔNG, HƠI THỞ HUYỀN SỬ?

Văn học Cham, in lần 3-2015:

“Giai thoại [hay huyền sử] quan trọng hơn sự kiện lịch sử. Nó chính là “dòng suối tiềm ẩn bên trong” mang đầy ý nghĩa sử tính mà “chối đi con người cảm thấy thiếu một cái gì và dân tộc thiếu đi mối dây ràng buộc thiêng liêng rồi sẽ đi tới chỗ băng hoại”. Nói như thế không phải từ chối nghiên cứu mang tính lịch sử-sự kiện mà là ta chối bỏ “óc duy sử chỉ chấp nhận hiện tượng bên ngoài” mà không nhìn nhận những gì tồn tại ngoài nó” (Chữ trong ngoặc kép trích từ Kim Định, Cơ cấu Việt Nho, Nguồn sống xuất bản, Sài Gòn, 1972, tr. 230).

Bao nhiêu thế hệ Cham luân lạc đã ‘đánh mất câu chuyện’.

Continue reading

Câu chuyện Cham-50. BÃO BIỂN ĐÔNG BÃO TRONG LY

[hay. Từ văn giới Việt đến “trí thức” Cham]

Không ít Cham kêu rằng, sao “trí thức” Cham không lo tập trung nghiên cứu hay làm ăn phát triển kinh tế, mà cứ hết cãi nhau về ‘Akhar thrah’ đến chuyện “mất Bà-ni”? Vừa mất thời gian thêm hao tổn tinh lực cả đời người.

Nói, và nghe khoái, như thể ta vừa phát hiện chân lí.

Hô vậy khác gì hỏi, sao văn giới Việt Nam không lên tiếng đấu tranh chống tiêu cực hay phản đối Trung Quốc quậy phá Biển Đông đi, mà mãi tranh cãi về chùm thơ dỏm giật giải thưởng báo Hội Nhà văn.

Continue reading

Câu chuyện Cham-48. NHÀ THƠ DIỄN NÔM THƠ… MÌNH

[Nhân vụ Cham Bà-ni, diễn bài thơ “Hơn cả nỗi chia xé”, Hành hương Em-1999]

Inrasara làm nhiều thể thơ, kiểu thơ, thử nghiệm vài mĩ học thơ. Dễ hiểu có, khó hiểu cũng không chừa. “Hơn cả nỗi chia xé” thuộc dòng Hiện thực xã hội + Siêu thực với nhiều ẩn dụ.

HƠN CẢ NỖI CHIA XÉ

Continue reading