Câu chuyện Cham-84. TÔN GIÁO NÀO CŨNG TỐT?-2-3

[hay Ôi là thiên đường!]

Phát hiện thấy giai cấp công nhân bị giới Tư bản phương Tây vắt kiệt sức mà lương lậu chả là bao, Karl Marx nằm mơ Thiên đường Cộng sản: Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu.

Phải chơi ngón bạo lực cách mạng giành lấy, không thể khác. Thế là Marx khai mào trận chiến đích thực đầu tiên cũng là cuối cùng quyết xóa sạch giai cấp bóc lột, làm nên Thiên đường trên mặt đất.

Tìm thì thấy, ở Thiên đường ấy, “mọi con vật đều bình đẳng, một số con vật bình đẳng hơn những con khác.” – George Orwell, Animal Farm.

Continue reading

Câu chuyện Cham-82. TÔN GIÁO NÀO CŨNG TỐT?-1

Tôn giáo nào cũng tốt, là câu nói tôi đụng thường xuyên. Như là lời đầu môi, hơn thế – như một chiêu bài. Nếu tôn giáo nào cũng tốt, thì hà cớ ông bà cứ mò vào cộng đồng tui mà truyền đạo ông bà, là sao? Tôn giáo tui cũng tốt mà!

Nói vậy mà có phải vậy đâu…

Để “nhìn rõ mặt nhau”, sinh linh hay sự thể nào đó cần được đưa lên bàn cân trụ trên ba chân kiềng: TƯ – suy nghĩ, NGÔN – lời nói và HÀNH – việc làm.

Continue reading

Câu chuyện Cham-80. TẠI SAO CHAM CHƯA CÓ NHÀ LÀM PHIM?

Tôi mê và ý đồ làm nhiều thứ, có cả họa và nhạc. Khi vào Đại học soạn Từ điển ở tuổi 35, tôi tính làm điện ảnh chứ không phải văn học. Văn học, dù có trong tay mớ bản thảo, tôi dự định chỉ trình làng sau tuổi 50. Với một thi phẩm dày dặn, tiểu thuyết sử thi Con đường Vô tận 9 tập và bộ Văn học Cham 3 tập. Ba đồ sộ này cũng đủ giật… Nobel về cho Việt Nam.

Người tính Trời định. Bỏ qua vài kịch bản ngắn, đây là 3 phim thiệt, rồi cả ba đều dang dở.

Continue reading

Câu chuyện Cham-71. TỪ PHÊ BÌNH ĐẾN CÂU CHUYỆN CHAM

[cách nhìn vấn đề từ nền tảng và toàn cảnh]

Biết một là biết tất cả, ai nói thế? Trước một, bằng tư duy phản biện, triết học phân tích, và… ta đẩy “một” ấy tới cùng, nó sẽ tự lộ nguyên hình. “Tất cả” cũng theo nguyên lí ấy.

Diễn, khi nhắc đến trường phái hay chủ nghĩa này nọ, tôi luôn bị dội lại: Cứ ngỡ mấy thứ siêu thực, tượng trưng ấy mới mẻ lắm, ở Truyện Kiều đầy ra…

Phát ngôn kia tưởng chân chân lí, té ra trật lất. Tôi nói:

– Nguyễn Du lớn, Truyện Kiều vĩ đại thì hẳn rồi. Bằng cảm quan thiên tài của mình, những món hiện thực, lãng mạn, tượng trưng không thể không có phần trong Truyện Kiều.

Continue reading

Câu chuyện Cham-70. ABDUL: NHÂN HIỆN TƯỢNG ƯA NÓI CHỮ

[bàn về hai phần việc: ‘Halau janưng’ và tín đồ ‘Ahiêr Awal’]

Việc chữ nghĩa, biết 10 nói 1 là bậc đạt nhân. Biết 1 nói 1 đã kẹt, chớ biết 1 nói 2-3 là gì không biết nữa. Nhìn TOÀN CẢNH con voi mới có cơ may tả được voi tạm nghe được, chớ kẻ mù đi sờ thấy mỗi chỗ một chút rồi đi kể lại, thì chết đám trẻ.

Continue reading

Câu chuyện Cham-65. CÁC THẾ HỆ GIA ĐÌNH VIỆT Ở CHAKLENG

[hay: Chakleng đã hóa giải và hòa giải Việt Cham như thế nào?]

Đọc bản thảo viết từ 2011: CHAKLENG TỪ MẢNH GHÉP KÍ ỨC chuẩn bị in, tôi cùng anh Quảng Đại Thính phát hiện một điểm rất lạ của Chakleng palei tôi: Khả năng hóa giải và hòa giải độc nhất vô nhị.

So với các palei Cham khác, Chakleng có nhiều cái “nhất”, “đầu tiên” và “kỉ lục”, là chuyện đã kể, xin miễn nhắc. Chính những “nhất”, “đầu tiên” và “kỉ lục” ấy tạo nên đặc tính khác độc đáo hơn: Tinh thần hóa giải và hòa giải ở Chakleng, không nơi nào có. Trong đó dân Chakleng ứng xử với các thế hệ gia đình Việt “nhập cư” là một.

Continue reading

Câu chuyện Cham-58. TẠI SAO PHẢI NGHIÊM TRANG, PHẢI BUỒN BÃ?

[viết để ủng hộ một ý trong tút Xuan Bao mới đăng 25-5-2021]

Qua đời, kẻ đưa tiễn hay người thực hiện nghi thức đám tang cho người chết – sao cứ phải nghiêm trang, phải buồn bã? Người Guatemala có thế đâu!

“Ngày của người chết”, dân châu Mỹ này mang nhiều món ngon, vận quần áo tốt nhất đến nghĩa trang và dành cả ngày lẫn đêm “thăm” người chết. Tối, họ mở bữa tiệc lớn, ăn mừng kẻ sống với người chết. Sau đó là lễ thả diều… rất vui vẻ!

Continue reading

Câu chuyện Cham-57. NGUYÊN DO CHAM BINI THỜ PHỤNG THÁP THIÊNG

Tháp là bộ phận của văn minh Ấn giáo, nơi chỉ để thờ các thần linh thuộc tôn giáo này, cho nên khi nói người Cham phi Bà-la-môn như Islam, Bà-ni… không phải phụng tự tháp, thì KHÔNG có gì sai. Dẫu sao, nhìn sâu hơn vào tinh thần Cham và thực tiễn sinh hoạt tâm linh Cham, thì hoàn toàn khác. Có mấy nguyên do chính:

[1] Các tháp ở khu vực văn hóa lịch sử bắc Champa [Amaravati và Vijaya] có thể chỉ thờ thần Ấn giáo, còn hầu hết các tháp phía nam [Kauthara và Pangdurangga] đều thờ vua hay anh hùng liệt nữ được thần hóa. Các vị là ân nhân của cả dân tộc, không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng.

Continue reading

Câu chuyện Cham-56. 5 PÔ YANG TRONG TÂM THỨC CHAM PANGDURANGGA

Vua, anh hùng liệt nữ trong lịch sử và huyền sử được Cham thần hóa và thờ phượng, cả Cham Bà-la-môn ‘Ahiêr’ lẫn Cham Bà-ni ‘Awal’. 5 Pô thường xuyên có mặt trong các lễ cùng bài bài cúng tế: Pô Inư Nưgar, Pô Klong Girai, Pô Bin Thôr, Pô Rômê và Pô Riyak.

[1] Pô Inư Nưgar là vị khai lập vương quốc Champa, thuở các tôn giáo chưa đi vào cộng đồng Cham. Sinh linh Cham thuộc mọi tôn giáo tín ngưỡng đều thờ phụng Bà. Pô Inư Nưgar hóa thân hiện diện ở rất nhiều địa phương khác nhau: Pô Inư Nưgar Ia Trang, Pô Inư Nưgar Hamu Ram, Pô Inư Nưgar Mưbơk, vân vân.

Continue reading