Sống triết lí Cham-54. SAO CẦN ĐẾN TRIẾT HỌC PHÂN TÍCH?  

[hay. Làm sao để Giải thao túng?]

Câu cuối cùng Ariya Glơng Anak: ‘Dađaup jhak ra glang, mưta bbôh di mưta’: “Kín đáo, xấu xa [tới đâu rồi] người đời sẽ nhận ra, mắt thấy tận mắt”.

Người nói xấu bạn, có ý không tốt đã đành; chớ kẻ lan truyền cái xấu đó ra, là đứa khờ dại; còn ai ngồi đó mà tin nghe, đích thị là ngu ngốc.

Miệng lưỡi con người, hơi đâu mà nghe cho đau bao tử, ta lo phần ta thôi – triết học Khắc kỉ dạy thế. Tôi cho đó là vì mình – ích kỉ thông minh. Đến đây, hãy dấn thêm một bước: Tinh thần phổ độ.

Câu hỏi: Khi tiếng xấu kia đã lan xa, mà nhân loại thì có khối kẻ ngu ngốc, làm thế nào để giải tán mấy nỗi kia?

Continue reading

Nỗi Cham-27. CHAM, VIỆT – NỀN VĂN CHƯƠNG NÚP BÓNG

Văn học liên quan đến ngôn ngữ và chữ viết.

1. Chữ viết

Chữ Trung Hoa ra đời vào thời Nhà Thương khoảng năm 1500.b Công nguyên.

Chữ Nôm [Việt] cấu trúc dựa trên chữ Hán [Trung]. Ban đầu nó mượn dạng chữ Hán y nguyên để ghi âm tiếng Việt cổ, gọi là chữ “giả tá”; sau đó mới nghĩ ra cách ghép hai chữ Hán với nhau: một gợi âm và một gợi ý, gọi là “hài thanh”.

Với tư cách hệ thống văn tự, chữ Nôm xuất hiện sau tk XI.a Công nguyên. Dấu ấn rõ: Bia ký ở chùa xã Hương Nộn, huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ (năm 1173), bia chùa Tháp Miếu, huyện Yên Lãng (nay thuộc Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc (1210).

Continue reading

Bài học Minh Tuệ-18. KẺ PHÁ BĨNH VĨ ĐẠI

[mảnh chai, cây chổi & hoa]

Nhân loại mê ngủ…

Trên vinh quang giả tạo, giàu có bấp bênh, hạnh phúc mong manh, quyền lực bèo bọt. Mê ngủ – với cơm áo ban phát, tự do ăn mày, để chấp nhận sự dắt mũi đủ kiểu.

Mê ngủ – với dối trá cùng mưu mô đủ bài như loài thiêu thân lao vào nỗi tham sân si đủ dạng. Để rồi cuối cùng tất cả tiêu tán đường trong vô tận thời gian và vô cùng không gian.

Continue reading

Bài học Minh Tuệ-17. HOẶC ÔNG RA ĐI HOẶC ÔNG CHẾT

Không phải chết vật lí, mà Biểu tượng.

Hiện tượng Minh Tuệ, không phải chuyện hôm nay, mà của muôn đời. Không riêng Việt Nam, mà thuộc giai độ địa cầu. Nó đã từng xảy ra hệt nơi trường ca “Viên Đại pháp quan” trong Anh em nhà Karamazov của Dostoievski. Chắc chắn đây là chương cao thâm nhất của văn chương nhân loại, gợi mở vô số diễn ngôn đa chiều vô cùng thú vị.

Continue reading

Bài học Minh Tuệ-11. HUYỀN NGHĨA CỦA YÊU

[1 cắt lát về Cư sĩ Phước Nghiêm]

Yêu thì phải “mấy núi cũng trèo, mấy sông cũng lội”. Học theo ông bà, dù 2 lần bị đuổi ê mặt, ông 3 lần quyết tìm đến

Yêu, có nghĩa là dũng cảm đến liều lĩnh. Cứ xem ông một mình vẫy vùng giữa trận tiền, đủ biết ông liều đến mức nào

Yêu chân thành, dẫn đến thông minh và khôn ngoan. Câu chuyện:

– Chính bố thầy gọi ông là ma đạo, ông nghĩ gì?

Continue reading

Sống triết lí Cham-65. HÃY DÁM CÔ ĐƠN

Mùa Ramưwan thuk siam!

“Cứ phong nhã để cho đời bớt tục” – Xuân Diệu.

Sokrates nói đại ý: Kẻ tầm thường tám thị phi con người, sinh linh bậc trung bàn về sự việc, còn người cao đại luận về ý tưởng.

Câu hỏi, làm thế nào thoát khỏi sự tầm thường? Trả lời: dám cắt đứt với đám đông ồn ào. Dám như thế, xảy ra va quẹt, đụng chạm, mếch lòng là khó tránh. Tại sao không dám, để sống đời sống chọn lựa của ta?

Continue reading

Bài học Minh Tuệ-10. ĐIÊN & LÌ LỢM

[hay. Thế nào là “Hết mình & tới cùng”?]

“Lì lợm” là chữ Jimmy Huỳnh dành cho sư Phước Nghiêm, chữ được nhiều lần xài lại. Tôi thêm: “điên”. Bởi chỉ có “điên” và “lì lợm”, ông mới đạt điều ông muốn.

Yêu Minh Tuệ, ông thuộc số ít người tìm đến vị đạo sĩ này những ngày đầu ở Hà Tĩnh. Rồi tình yêu điên mê ấy cứ lớn, lớn dần…

Continue reading

Sống triết lí Cham-64. SỰ THẬT BỊ ÁM SÁT

Ám sát – bởi chính chúng ta, ngày qua ngày. Ám sát sự thật, là ám sát chính cuộc đời chúng ta.

Mời đọc trích đoạn Nguyên Việt, viết ngày 19-2-2025:

[Hỏi, thời gian qua…] “chúng ta có đang bị dẫn dắt vào một mê cung mà chính mình cũng không nhận ra không?

Khi chúng ta dành hàng giờ để xem một video nhảm nhí, liệu chúng ta có nhận ra rằng mình đang lãng phí khoảng thời gian quý giá có thể dùng để học hỏi, suy ngẫm, hay làm điều gì đó thực sự có ý nghĩa không?

Continue reading

Sống triết lí Cham-63. THẾ NÀO LÀ “HẾT MÌNH & TỚI CÙNG”?

1. Tôi không mong bạn làm thánh, như Đức Phật chả hạn, cũng không khuyên bạn làm kì nhân như Minh Tuệ, mà là con người. Một con người của/ cho mình và cộng đồng – hết mình & tới cùng.

Thế nào? – Chánh niệm! Nghĩa là hết mình ở đây & lúc này. Cụm từ này thường bị hiểu sai, như thể một thứ “hiện sinh” sa đọa, sống vội sống gấp, mà khác.

Hiểu – bạn chọn lựa, bạn dự phóng, bạn vạch mục tiêu dài và ngắn hạn, cuối cùng bạn hết mình & tới cùng. Và, vui.

Continue reading

Trò chơi-11. TRÒ CHƠI CỦA NGHIỆP

[Giải minh 4 câu nói hay nhất của đạo sĩ Minh Tuệ]

Chắc chắn năm 2022, tôi sắm nhiều vai “lớn” nhất: 4, chớ chẳng chơi. Thế rồi, 1 tự tan rã, 1 nữa tôi rời cuộc chơi, hiện còn 2. Mà ở 2 này, tôi đóng nhẹ nhõm như không có gì, khi không để cho nó dính mắc.

Dông dài thế, bởi mấy rày – sau sự cố tôi bị tố cáo qua đi, các cháu tôi lo cho ông, cho bác nó. Tôi nói, chả sao đâu, không sứt mẻ gì ông, bác đâu. Kẻ nào hành nghiệp thì kẻ ấy tự gánh lấy cái nghiệp.

Continue reading