Bài học Minh Tuệ-18. KẺ PHÁ BĨNH VĨ ĐẠI

[mảnh chai, cây chổi & hoa]

Nhân loại mê ngủ…

Trên vinh quang giả tạo, giàu có bấp bênh, hạnh phúc mong manh, quyền lực bèo bọt. Mê ngủ – với cơm áo ban phát, tự do ăn mày, để chấp nhận sự dắt mũi đủ kiểu.

Mê ngủ – với dối trá cùng mưu mô đủ bài như loài thiêu thân lao vào nỗi tham sân si đủ dạng. Để rồi cuối cùng tất cả tiêu tán đường trong vô tận thời gian và vô cùng không gian.

Continue reading

Bài học Minh Tuệ-17. HOẶC ÔNG RA ĐI HOẶC ÔNG CHẾT

Không phải chết vật lí, mà Biểu tượng.

Hiện tượng Minh Tuệ, không phải chuyện hôm nay, mà của muôn đời. Không riêng Việt Nam, mà thuộc giai độ địa cầu. Nó đã từng xảy ra hệt nơi trường ca “Viên Đại pháp quan” trong Anh em nhà Karamazov của Dostoievski. Chắc chắn đây là chương cao thâm nhất của văn chương nhân loại, gợi mở vô số diễn ngôn đa chiều vô cùng thú vị.

Continue reading

Chuyện đời thường-10. TINH THẦN QUÝ TỘC

Chúc mùa Ramưwan an lành!

Ngu gì không làm, ngu gì không đầu tư” – Chủ tịch Hoa Sen Group tuyên như vậy tại đại hội cổ đông, về Dự án Thép Cà Ná. Một tuyên bố thiếu chất… quý tộc.

Ba câu hỏi: Thế nào là tinh thần quý tộc? Đâu là môi trường cho giới quý tộc tồn tại và phát triển? Và tinh thần ấy biểu hiện ở đời thường thế nào?

Truyền thống nào bất kì đều cần đến sự trui rèn trì trì tuần tự nhi tiến, qua sàng lọc của bộ máy thời gian và con mắt người đời. Tinh thần quý tộc không khác, nó cần đến độ sâu và dài – ở cá nhân, gia đình và tầng lớp. Tục ngữ Việt:

Continue reading

Bài học Minh Tuệ-11. HUYỀN NGHĨA CỦA YÊU

[1 cắt lát về Cư sĩ Phước Nghiêm]

Yêu thì phải “mấy núi cũng trèo, mấy sông cũng lội”. Học theo ông bà, dù 2 lần bị đuổi ê mặt, ông 3 lần quyết tìm đến

Yêu, có nghĩa là dũng cảm đến liều lĩnh. Cứ xem ông một mình vẫy vùng giữa trận tiền, đủ biết ông liều đến mức nào

Yêu chân thành, dẫn đến thông minh và khôn ngoan. Câu chuyện:

– Chính bố thầy gọi ông là ma đạo, ông nghĩ gì?

Continue reading

Sống triết lí Cham-65. HÃY DÁM CÔ ĐƠN

Mùa Ramưwan thuk siam!

“Cứ phong nhã để cho đời bớt tục” – Xuân Diệu.

Sokrates nói đại ý: Kẻ tầm thường tám thị phi con người, sinh linh bậc trung bàn về sự việc, còn người cao đại luận về ý tưởng.

Câu hỏi, làm thế nào thoát khỏi sự tầm thường? Trả lời: dám cắt đứt với đám đông ồn ào. Dám như thế, xảy ra va quẹt, đụng chạm, mếch lòng là khó tránh. Tại sao không dám, để sống đời sống chọn lựa của ta?

Continue reading

Bài học Minh Tuệ-10. ĐIÊN & LÌ LỢM

[hay. Thế nào là “Hết mình & tới cùng”?]

“Lì lợm” là chữ Jimmy Huỳnh dành cho sư Phước Nghiêm, chữ được nhiều lần xài lại. Tôi thêm: “điên”. Bởi chỉ có “điên” và “lì lợm”, ông mới đạt điều ông muốn.

Yêu Minh Tuệ, ông thuộc số ít người tìm đến vị đạo sĩ này những ngày đầu ở Hà Tĩnh. Rồi tình yêu điên mê ấy cứ lớn, lớn dần…

Continue reading

Nỗi Cham-23. PHẬN SỰ CỘNG ĐỒNG

[Về 7 nhân vật Cham mà tôi biết rõ]

Qua giai đoạn làm học trò, sinh linh Cham bước vào giai đoạn thứ hai với trách vụ nặng nề đầy thách thức: Vừa làm chủ hộ vừa sắm vai người của cộng đồng, ở đó gồm thâu cả phát minh, sáng tạo.

Hãy xem 7 nhân vật Cham này đã làm gì? Đã kể chi tiết, nay xin tóm:

[1] Ông Klơng Thân, ông họ nội tôi, giữ vị trí thấp nhất thời Đệ nhất Cộng hòa: Trưởng thôn, mà đã làm được bao nhiêu chuyện. Việc nhỏ như đường lộ vào thôn, rách nát thì mặc, mọi người cứ như không là việc của mình, riêng ông xắn tay áo vào gánh vác. Vụ to như “dâng sớ” lên trên, bà con Cham cứ ngó về phía ông mà chờ đợi.

Continue reading

Sống triết lí Cham-64. SỰ THẬT BỊ ÁM SÁT

Ám sát – bởi chính chúng ta, ngày qua ngày. Ám sát sự thật, là ám sát chính cuộc đời chúng ta.

Mời đọc trích đoạn Nguyên Việt, viết ngày 19-2-2025:

[Hỏi, thời gian qua…] “chúng ta có đang bị dẫn dắt vào một mê cung mà chính mình cũng không nhận ra không?

Khi chúng ta dành hàng giờ để xem một video nhảm nhí, liệu chúng ta có nhận ra rằng mình đang lãng phí khoảng thời gian quý giá có thể dùng để học hỏi, suy ngẫm, hay làm điều gì đó thực sự có ý nghĩa không?

Continue reading

Sống triết lí Cham-63. THẾ NÀO LÀ “HẾT MÌNH & TỚI CÙNG”?

1. Tôi không mong bạn làm thánh, như Đức Phật chả hạn, cũng không khuyên bạn làm kì nhân như Minh Tuệ, mà là con người. Một con người của/ cho mình và cộng đồng – hết mình & tới cùng.

Thế nào? – Chánh niệm! Nghĩa là hết mình ở đây & lúc này. Cụm từ này thường bị hiểu sai, như thể một thứ “hiện sinh” sa đọa, sống vội sống gấp, mà khác.

Hiểu – bạn chọn lựa, bạn dự phóng, bạn vạch mục tiêu dài và ngắn hạn, cuối cùng bạn hết mình & tới cùng. Và, vui.

Continue reading

Tiếng Cham của bạn. THÊM 1 SINH LINH CHỮ VÀO NGHĨA TRANG

Gok mai’ [‘gaok/ gauk mai’]: “có khi, đôi khi, đôi lúc” là từ được dùng thường xuyên trong đời sống hàng ngày, lại không hân hạnh có mặt trong Từ điển. ‘Gok mai hu, gok mai thoh’: “Có khi có, có khi không”. ‘Gok mai mong bbôh nhu: “Đôi lúc nhìn thấy nó”.

Quá nhiều từ như thế đã và đang được/ bị đứa con Cham vô tình đẩy vào nghĩa trang chữ, đến tôi không còn nước mắt khóc tiễn đưa nữa. Buồn không!

Jalo jalai” được Pô Adhya Hán Bằng cho là đồng dao cổ nhất của Cham, đã đọc chuẩn cho tôi chép, in trong Văn học Dân gian Cham-1995. Đồng dao đựng chứa nhiều hình ảnh sinh hoạt cộng đồng Cham thuở ấy, thêm cái độc đáo trong cách sử dụng ngôn từ.

Continue reading