NỔI TIẾNG LÀ GÌ, KHÔNG HIỂU!

Cuối năm ngoái, tám chuyện với một Cham có học, bất chợt ấy kêu: Anh Trạm nổi tiếng đến thế rồi, còn mong gì nữa.

Mèng, chả hiểu luôn! Lẽ nào mọi mọi tôi làm đều trông chờ sự nổi tiếng, nghĩa là được dư luận công nhận. Chớ họ không công nhận thì sao? Tôi buồn tôi chán tôi rời bỏ để lao vào việc khác dễ nổi tiếng hơn ư?

Về làm, có 3 loài: [1] Không thích, nhưng vẫn hì hục để kiếm tiền lo cho đời sống, [2] Làm, bởi lí tưởng hay để cầu tiếng (công và danh), và [3] Làm, vì yêu thích và nhất là – vui.

Continue reading

HÔM NAY, TUỔI TRẺ CÓ THỂ LÀM GÌ?

Tút về “tuổi trẻ”, bạn Hoàng Dự còm: “Dạ thưa chú, chú có giải pháp hay định hướng nào cho mục [4] được không ạ… Con xin cảm ơn chú!”

[Mục-4. “Không được thời thế ưu đãi, nhìn đâu cũng thấy tiêu cực, tương lai mơ mơ hồ hồ, tuổi trẻ mang tâm lí bỏ cuộc, đời tới đâu hay tới đấy”].

Không là nhân vật có vai vế thế nên tôi không tự gánh trọng trách định hướng, tôi cũng không đưa ra lời khuyên dạy đời nữa, mà từ trải nghiệm riêng, tạm nêu vài ý gợi mở.

Continue reading

7 LOÀI TUỔI TRẺ, TUỔI TRẺ TA Ở ĐẲNG NÀO?

[1] Thứ nhất là tuổi trẻ sống ảo, như thể tự vuốt ve, xoa bóp.

[2] Tuổi trẻ đồng lõa, khi ông bố quan to lương ba cọc ba đồng mà đi xe sang, ở biệt thự, tiền đô gửi ngân hàng nước ngoài… ta không dám hỏi, tiền bố lấy ở đâu lắm thế, nếu không phải “ăn tiền nhân dân” [chữ dùng của bạn văn Nguyễn Đình Bổn]? Không phản tỉnh, mà ta vô từ xài, vô tư ưỡn ngực với đám bạn… đích thị thuộc loài đồng lõa.

Continue reading

BÍ KÍP HẠ VOLUME LOA KẸO KÉO

[hay. Đâu là phép làm người đọc thông minh?]

Ở thế giới mạng ta vài chục năm qua, nói to lấn đài trở thành trend [tiếng Tây]. Âm độ càng cao, cường độ càng mạnh càng thu hút người nghe. Thế là mọi người lao vào. Nhân vật càng có tiếng, nói trên diễn đàn càng lớn, người nghe càng dễ tin, cái nói kia càng tác động rộng, dù ở đó có vô số hỏng hóc.

Thử nêu vài điển hình tiên tiến.

Continue reading

BÍ KÍP CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG TÌNH DỤC THÀNH… THIÊN TÀI

Tình dục là cái đẹp, vừa thiết yếu cho đời sống, vừa thiêng liêng.

Nghiên cứu “khoa học” cho biết, thiên tài thường có thứ năng lượng này cực mạnh. Kẻ được Bà Trời ban dồi dào thứ năng lượng này, là may mắn lớn. Dùng thế nào? Ở tuổi 20, tôi viết chữ TO trước bàn giấy:

CHÚNG TA ĐANG TÀN PHÁ SINH LỰC TINH TÚY NHẤT CỦA CHÚNG TA, HÀNG NGÀY!

Như là cách tự cảnh giác, bởi tôi có hai kinh nghiệm.

[1] Hồi ở Sài Gòn cuối thế kỉ XX, ngồi lai rai đám bạn văn nghệ, một nhà thơ nữ chê bạn tình cũ: “Cái thằng… đéo như gà!”. Cô nàng – hơn tôi 1 tuổi, giọng khơi khơi vậy thôi, để mỗi bận nhớ lại, tôi không khỏi bật cười. “Cái thằng” đó cũng là nhà thơ, tôi đọc ông, và mấy năm sau thơ vẫn cứ xoàng sao ấy. Nghĩa là không thể… thiên tài.

Continue reading

4 XIN LỖI

[1] Như có hứa, lẽ ra video về Bi kí KAĐUK đã đăng sáng thứ Hai vừa qua, do kẹt về kĩ thuật, ê-kip đã phải khất lại. Có thể phải qua tuần sau video mới lên Inrasara-TV được.

[2] Vài bữa nay, tôi có vấn đề về mắt, hơi tốn kém về thời gian và tiền bạc xíu. Bác sĩ kêu: Ông có mỗi thứ này nữa, giải quyết xong là ngon lành như trai tráng luôn. Cứ vâng da cái đã, có gì tính sau.

Continue reading

VĂN HỌC NGOẠI VI VIỆT NAM, TẠI SAO?

Năm 2018, được tạp chí nghiên cứu của Hội đồng Lý luận, Phê bình Văn học, Nghệ thuật Trung ương mời viết bài, tôi gửi tiểu luận: “Văn học ngoại vi của Việt Nam ở đâu?” Bài viết bị trả lại kèm câu cảm thán khó hiểu của bạn thơ phụ trách tạp chí: Sao cứ là văn học ngoại vi!

Câu hỏi có thể được đặt ngược lại: Tại sao không là văn học ngoại vi?

1. Việt Nam là đất nước đa dân tộc với nhiều ngôn ngữ và văn hóa khác nhau, trong đó có văn học – các nền văn học sáng giá nhưng chưa được biết đến nhiều. Cham chẳng hạn, văn học cổ điển của dân tộc này còn chưa có lấy một chương trong văn học sử Việt Nam. Hỏi có lạ không!  

Continue reading

HANI ĐÃ LÀM GÌ CHO CHAM?

Jaya tin hôm qua, tôi không đọc facebook nên không hay.

Các con tôi gien tính ương như bố nó, tự lo chớ không muốn phiền ai. Cả thảy, chả chừa đứa nào. Hồi Jaya bị đại nạn ở Pháp, nó còn không cho tôi biết nữa là. Ông bố có phải nông dân đâu, mà nó “sợ cha mẹ lo”!

Hani về thăm quê ở nhà Japrăng. Cái u cũ trở chứng khiến mất kiểm soát, hiện đã ổn, đang Bệnh viện Ninh Thuận.

Continue reading

Sống tôn giáo-13. TẠ ƠN LÀM CHO TA LỚN LẾN

“Tôi xem mỗi Cham như một sinh linh sống sót đầy thương cảm” – Inrasara.

Cả tôi cũng không ngoại lệ! Thế nên khi hôm nay Cham được to cẳng cồ vai thế này, ta không thể không nói lên lời tạ ơn.

[1] Thế hệ ông bà hậu đại khủng hoảng, cần biết ơn đầu tiên. 5.000 sinh linh yếu đuổi trở về, rách nát, buồn tủi và đầy chịu đựng – để có tôi hôm nay.

Các nhà nghiên cứu Pháp đầu tiên đã khai vỡ tầng vỉa để làm lộ thiên một phần nền văn hóa văn minh một thời huy hoàng đang bị vùi lấp dưới lớp bụi thời gian và kí ức suy tàn của con người.  

Aymonier, Cabaton, Maspéro, Parmentier… Lịch sử và ngôn ngữ, chữ viết, Kiến trúc & điêu khắc…

Dù chưa được thẳm sâu và toàn diện như họ từng làm với các dân tộc Cao Nguyên, qua vài mảnh vụn góp nhặt kia, Cham cũng lờ mờ nhận ra được khuôn mặt của mình.

[2] Tiếp đến là các nhà nghiên cứu Nghiêm Thẩm, Dohamide, Trung tâm Văn hóa Chàm với cha Moussay cùng cộng sự, Thiên Sanh Cảnh và Nội san Panrang, ông bà Blood… Qua các tổ chức và con người này, chân tướng Cham dần hiển lộ sáng rỡ hơn.

Kế đến không thể không nói lên lời tạ ơn Trường Trung học Pô-Klong với thầy Thành Phú Bá, anh Quảng Văn Đủ, thầy Lưu Quang Sang, thầy Nguyễn Văn Tỷ, thầy Jay, thầy Từ Công Phú và nhiều vị khác nữa, đã hun đúc tâm hồn và trí tuệ cả một thế hệ Cham.

Cho Cham biết mình là ai.

[3] Rồi khi đất nước thống nhất, các nhà chuyên môn: Ngô Văn Doanh, Trần Kỳ Phương, Bùi Khánh Thế, Hải Liên, Phan Quốc Anh, Đình Hy… cho ra mắt hàng loạt công trình, thổi luồng sinh khí mới vào nền văn hóa này.

Và cả thế hệ nghiên cứu Cham tài năng nhiều tâm huyết nữa.

Cần nói lời cảm ơn, bởi “Tạ ơn làm cho ta lớn lên”!

Bí mật của thất bại-28. NGHĨ NGẮN NGHĨ DÀI

Câu hỏi: Qua hành trình dài đi vào văn chương chữ nghĩa, đâu là điều khiến Inrasara ưng ý nhất?

Trả lời: Sáng lập Tagalau, chắc chắn thế! Tại sao? Nghiên cứu để trình làng các công trình Văn học Cham, tôi chỉ ngồi ở tầng 1; sáng tác cho ra mươi tác phẩm nổi tiếng, tôi mới lên tầng 2; còn sáng lập và đưa Tagalau vượt bao sóng gió cuộc người, tôi mới tự vượt lên tầng cao nhất. Ở đây, chẳng những tôi đảm bảo cho hai tầng kia tồn tại, mà còn tạo mảnh đất cho cỏ tài năng văn chương Cham mọc, đơm hoa kết trái. Không tuyệt sao!?

Continue reading